Giáo dục mầm non
   Đọc và Viết
 
Câu trả lời cho câu hỏi của một trẻ 5 tuổi trong câu chuyện của Miriam Cohen: “Khi nào tôi sẽ đọc được?” phụ thuộc nhiều yếu tố. Học đọc không phải là cái gì đó xảy ra sau một đêm. Nó phải được chuẩn bị qua một thời gian dài. Hall, Robvich và Ramig (1979) đã tranh luận về 6 yếu tố sẵn sàng ảnh hưởng đến khả năng đọc: + Thể chất + Tri giác + Nhận thức + Ngôn ngữ + Xúc cảm, tình cảm + Môi trường, kinh nghiệm. Có hay không bất kỳ yếu tố nào trong các yếu tố nào trong các yếu tố đó quyết định một cách nhất thiết đến khả năng học đọc của trẻ. Đọc là một quá trình phức tạp và mối quan hệ giữa các yếu tố có ảnh hưởng đến tiến trình học đọc như bất kỳ một yếu tố nào trong các yếu tố đó. - Sẵn sàng về thể chất: Trẻ yếu sức khỏe, không được đáp ứng những nhu cầu ăn nghỉ có thể có khó khăn trong việc học đọc. Trẻ kém về thị giác, thính giác hoặc chậm nói hoặc có vấn đề khác về thể chất cần được chú ý đặc biệt và khắc phục trước khi bắt đầu quá trình học đọc. - Sẵn sàng về tri giác: việc học đọc cần có sự kết hợp giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Sự kết hợp này đòi hỏi trẻ phải phân biệt chữ và âm thanh. Mặc dầu trẻ có thể không có khó khăn về thị giác và thính giác, nhưng chúng có thể có vấn đề khi phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa âm thanh và từ. Một số trẻ cần phải được chú ý một cách thực tiễn đến các chi tiết và các kỹ năng quan sát. - Sẵn sàng về nhận thức: đọc là một quá trình nhận thức và những thành tố như hiểu, giải quyết vấn đề và tìm nguyên nhân đòi hỏi có khả năng trí tuệ. Những người rất chậm phát triển trí tuệ không học đọc được. Mặc dù vậy chỉ số IQ không phải là điều kiện tiên quyết cho quá trình học đọc. Có lúc người ta cho rằng tuổi trí khôn 6 và 6,5 là tuổi bắt đầu học đọc. Nhưng những nghiên cứu đã chỉ ra rằng cách dạy đọc quan trọng hơn tuổi trí khôn cụ thể. - Sẵn sàng về ngôn ngữ: Trẻ mẫu giáo là những người sử dụng ngôn ngữ nói thành thạo. Kỹ năng này rất quan trọng. Nó là nền tảng để trẻ hiểu về thế giới chữ viết. Một số trẻ có thể có ít cơ hội hoàn thiện nói và nghe hơn những trẻ khác. Những trẻ này trước khi học đọc chúng cần nhiều cơ hội hơn để phát triển kỹ năng nghe và nói. - Sẵn sàng về cảm xúc/ tình cảm: khi bạn đề cập đến sự phát triển tốt, hài hòa về thể chất và nhận thức, bạn còn đề cập đến sự phát triển cảm xúc/ tình cảm. Trẻ có thể có khă năng ngôn ngữ, sẵn sàng về trí tuệ, thể chất nhưng có khó khăn thích nghi với nhiệm vụ học đọc. Trẻ tự cảm thấy về bản thân, nhà trường và những người khác như thế nào có ảnh hưởng đến khả năng học đọc của trẻ. - Sẵn sàng về môi trường, kinh nghiệm: sẵn sàng về môi trường/ kinh nghiệm có ý nghĩa đối với việc học đọc. Trẻ cần phải có những trải nghiệm liên quan đến việc học đọc. Có những trẻ đến trường mầm non đã có nền tảng kinh nghiệm – bố mẹ đọc nhiều cho trẻ, cho trẻ đi tham quan, thăm người thân, trò chuyện với trẻ và giảng giải cho trẻ họ đang làm gì và tại sao. Những trẻ như vậy đã có nhiều khái niệm rõ ràng dựa trên cơ sở kinh nghiệm của mình. Những trẻ khác khi đi học có thể kinh nghiệm còn hạn chế. Cần thiết phải thiết kế các trải nghiệm để mở rộng các khái niệm thông qua các chuyến đi dạo ở cộng đồng, qua sách, phim ảnh, nấu ăn, dạo chơi, tạo hình, âm nhạc, phát triển xã hội. MỤC TIÊU CỦA TIỀN ĐỌC · Phát triển hứng thú đến việc đọc · Hiểu biết mối liên quan giữa lời nói và chữ viết · Nhận biết tên chữ cái · Phát triển vốn từ thị giác (a sight-word vocabulary) · Phát triển khả năng định hướng từ trái qua phải, từ trên xuống dưới · Hiểu các thuật ngữ chỉ dẫn Hứng thú đến việc đọc: trẻ bắt đầu hứng thú đến đọc khi chúng nghe và quan sát người khác đọc một cách say mê. Chúng còn phát triển hứng thú khi chúng hiểu rằng có thể biết nhiều điều hoặc tạo ra cái gì đó từ việc giải mã được chữ viết. Mối liên quan giữa lời nói và chữ viết: trước khi trẻ học đọc chúng cần phải hiểu mối liên hệ giữ lời nói và chữ viết. Khi được nghe đọc sách nhiều lần và thấy những lời nói ra được ghi lại trên tranh vẽ của chúng, trong các câu chuyện của chúng, trên tờ giấy to treo tường, trẻ bắt đầu ý thức được rằng chữ viết có ý nghĩa và giữa lời nói và chữ viết cơ liên quan với nhau. Phát triển vốn từ thị giác: trước khi trẻ có thể đọc được trẻ cần được tập luyện các từ thị giác. Trẻ nhận biết các từ khi nhìn thấy chúng. Khi nhìn thấy các chữ viết xung quanh trẻ bắt đầu trở nên có hứng thú muốn biết những chữ đó nói cái gì hoặc đánh vần chúng như thế nào. Khi nhận ra các nhãn mác ở các đồ vật quen thuộc hoặc các biểu hiện khi chúng đi dạo chơi ở trẻ phát triển vốn từ thị giác. Trẻ còn trở nên thích thú khi nói với bạn những từ chúng cần. Những từ này có thể sử dụng để chỉ trò chơi của chúng, mô tả tác phẩm nghệ thuật hoặc trải nghiệm của mình. Những từ thường xuyên này sẽ trở thành vốn từ thị giác có thể được hình thành. Những từ có nghĩa đối với trẻ có thể được viết lên tấm thẻ. Khi đó trẻ có thể lấy các tấm thẻ đó và sử dụng một số cách thực dụng. Chúng có thể viết các từ, sử dụng con dấu chữ cái để in chữ hoặc tạo ra chữ viết bằng đất nặn. Nếu từ có ý nghĩa đối với trẻ và chúng có cơ hội thực hành bằng một số cách chúng có thể nhận ra từ đó khi lại nhìn thấy. Nhận biết tên chữ cái: biết tên chữ cái không có nghĩa là trẻ không gặp khó khăn khi học đọc. Thường thường trẻ trở nên hứng thú với các chữ cái khi chúng tự đặt tên cho các chữ cái. Khi bạn viết tên trẻ lên giấy, bắt đầu đánh vần tên của trẻ, khi trẻ nhận ra các biển hiệu, nhãn mác và các từ xung quanh, yêu cầu trẻ tìm chữ cái như thế ở trong tên của mình hoặc tạo ra một chữ cụ thể. Chữ cái bằng bìa, bằng nam châm, chữ cái trên khối xây dựng… là những phương tiện hữu ích cho trẻ thao tác, phân loại, xếp trình tự, và nói về các chữ cái. Khi trẻ “chơi” với các chữ cái trẻ sẽ chỉ ra các chữ cái giống nhau và học tên chữ cái. Phát triển định hướng từ trái qua phải, từ trên xuống dưới: trước khi trẻ có thể được chúng cần phải nhận ra các chữ viết nối tiếp nhau như thế nào trên trang giấy. Chúng cần phải biết rằng khi đọc phải bắt đầu từ phía trên tờ giấy. Trẻ biết được điều đó dần dần khi chúng quan sát người lớn đọc. Khi đọc cho trẻ, chỉ tay theo các từ trên tờ giấy từ trái qua phải. Đôi khi đọc cho từng trẻ hoặc nhóm nhỏ bạn chỉ vào chữ viết chỗ mà bạn bắt đầu. Câu chuyện hoặc bài thơ có thể viết lên tờ giấy to treo tường và đọc cho trẻ nghe, chỉ tay từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Sự hiểu biết tập quán văn hóa về chữ viết không thể biết trên một giờ học. Nó cần nhiều trải nghiệm với chữ viết trước khi chúng có thể nhận ra chữ viết như thế nào. Nhận biết các thuật ngữ chỉ dẫn: trẻ nhỏ khi mới làm quen với việc đọc thường không phân biệt được giữa từ và chữ cái. Khi bạn yêu cầu trẻ chỉ chữ “b” ở trong câu chuyện trẻ có thể chỉ cả chữ “báo”. Trẻ thường không biết âm bắt đầu và âm kết thúc được thể hiện trong từ. Trẻ có xu hướng cảm nhận (linh cảm) các thuật ngữ chỉ dẫn và cần nhiều ví dụ để kiểm nghiệm ý nghĩa của chúng. Khi bạn sử dụng các thuật ngữ “từ”, “âm”, “chữ cái”, “bắt đầu”, “sau” hoặc bảng chữ cái được chỉ ra từ thời gian này sang thời gian khác chính xác có nghĩa là gì trong mối quan hệ với việc đọc. Câu chuyện của chính trẻ và từ thị giác cũng như nhiều tài liệu viết khác sắp xếp trong lớp là nguồn tốt để chỉ cho trẻ sự khác nhau về ý nghĩ của các thuật ngữ. Trẻ có thể chỉ ra, tìm và gọi tên chữ cái trong các tình huống có thể xảy ra và từ bắt đầu hoặc từ ở giữa, từ và các câu tìm thấy trong các tài liệu đó. Cung cấp môi trường chữ viết phong phú: đọc cũng như nói cần có thời gian để phát triển. Trẻ chỉ dần dần bắt đầu nhận thức về chữ viết trong môi trường và nó cần thời gian đề kết nối liên quan giữa những gì được viết và những gì trẻ đã tiếp nhận được. Cần tạo ra các trải nghiệm về ngôn ngữ cho trẻ. Quá trình này được gọi là tiếp cận trải nghiệm đối với việc học đọc. Cách tiếp cận này là công nghệ, nó sử dụng ngôn ngữ nói như là tài liệu đối với việc dạy đọc và nó dựa trên cơ sở học thuyết rằng trẻ học đọc tốt nhất các từ và các cấu trúc có ý nghĩa đặc biệt đối với cá nhân trẻ. Cách tiếp cận này bắt đầu sớm hơn khi trẻ bắt đầu có hứng thú quan sát người lớn viết hoặc khi trẻ tự tạo ra các nét của chính mình. Việc viết các câu hoặc từ riêng lẻ và tổ chức chúng như biểu hiện hoặc thông điệp là một cách bắt đầu cách tiếp cận trải nghiệm ngôn ngữ. Hoặc bạn có thể ghi chép các từ hoặc các cấu trúc trẻ sử dụng để mô tả các tác phẩm nghệ thuật của trẻ. Khoảng 5 tuổi cách tiếp cận này trở nên chính thức hơn khi trẻ “đọc” những tờ hóa đơn mua bán, thư cám ơn, câu hỏi khi đi tham quan, tờ viết những thứ trẻ cần cho liên hoan hoặc thậm chí cả một câu chuyện. Có một số câu chuyện có thể được viết lên tờ giấy to và đọc ở lớp. Những truyện này có thể được in (viết) thành “sách nhỏ” trẻ mang theo và đọc cho bạn, cho búp bê hoặc cho chính mình. Đối với trẻ mẫu giáo viết là một phần của kinh nghiệm ngôn ngữ trọn vẹn và được hoàn thiện bởi nhiều hoạt động của cỡ nhỏ có kiểm soát. Viết bắt đầu tiên khi trẻ thích thú tạo ra các nét của mình và tiếp tục là một phần trải nghiệm hang ngày của trẻ. Khi trẻ thể hiện hứng thú viết, vạch lên giấy bằng bút chì, bút mực, bút màu trẻ đã có sẵn một số kinh nghiệm tạo ra các vòng tròn và nét thẳng và cả hai loại nét được kết hợp trong chữ viết như trẻ nhìn thấy khi học đọc. Đối với trẻ mẫu giáo đọc và viết có liên hệ mật thiết. Chomsky thậm chí còn cho rằng trẻ có thể viết và đánh vần trước khi biết đọc (1976). Viết (hoặc sáng tạo) cần phải là một phần của tiếp cận kinh nghiệm ngôn ngữ từ khi trẻ đọc cho giáo viên viết câu chuyện của mình. Ở một số luận điểm cho rằng trẻ bắt đầu sao chép các từ hoặc thậm chí các câu từ câu chuyện của chúng trên tranh vẽ hoặc các thẻ. Sau đó chúng sao chép toàn bộ câu chuyện. Người dịch: ThS Nguyễn Thị Thư (“Giáo dục mẫu giáo”- Carol Seefeldt, Trường Tổng hợp Maryland; Nita Barbour – Trường Tổng hợp Maryland Baltimore Campus)
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Học mầm non kiểu Tây (24/1)
 Có nên dạy trẻ ở tuổi mầm non tập viết? (11/1)
 Để hướng trẻ vào quỹ đạo trật tự (6/1)
 Dạy bé cách đối phó với nguy hiểm (30/12)
 Dạy trẻ cách ứng xử trong ăn uống (27/12)
 Huấn luyện CNTT cho CB-GV ngành Mầm Non (22/12)
 Mô hình mẫu giáo mới ở trường Sunrise Kidz (20/12)
 Tăng cường hoạt động khoa học trong trường mầm non (10/12)
 Con học hết chữ rồi! (5/12)
 GDMN: Dạy trẻ xếp đồ chơi (2/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i