Giáo dục trẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Giáo dục trẻ
   Dấu hiệu trẻ đang nói dối và cách xử lý

 

Hầu hết trẻ em đều nói dối vào lúc này hay lúc khác và cha mẹ thường rất khó phát hiện.

 


Bất cứ ai nói dối đều cảm thấy lo lắng, trẻ em cũng không ngoại lệ. (Ảnh: ITN).


Giới chuyên gia đã tổng hợp một số dấu hiệu trẻ nói dối và giải pháp khắc phục dành cho từng độ tuổi.

 

Bất cứ ai nói dối đều cảm thấy lo lắng, trẻ em cũng không ngoại lệ. Có một số hành vi, biểu hiện và cử chỉ liên quan đến việc nói dối. Hiểu biết về những phản ứng này có thể cảnh báo cha mẹ khi nào con đang nói dối.

 

Đột ngột thay đổi chủ đề cuộc trò chuyện



 

Nếu con cố gắng đánh lạc hướng sự chú ý của bạn để tránh một cuộc thảo luận, điều đó sẽ khiến bạn băn khoăn. Trẻ em thường có những hành vi như vậy để tránh bị phát hiện nói dối hoặc rơi vào tình huống khó chịu buộc chúng phải nói dối.

 

Tránh giao tiếp bằng mắt

 

Thông thường, trẻ lớn hơn tránh nhìn vào mắt cha mẹ khi giao tiếp, đặc biệt là khi chúng đang nói dối. Tuy nhiên, điều đó có thể không xảy ra với trẻ nhỏ vì chúng gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa thực tế và hư cấu.

 

Vì vậy, nếu con bạn đang ở độ tuổi mẫu giáo, chúng vẫn có thể nhìn thẳng vào mắt bạn và ba hoa về một điều gì đó.

 

Đối với trẻ lớn hơn, theo thời gian và luyện tập, trẻ có thể học cách nhìn thẳng vào mắt người đối diện ngay cả khi nói dối. Cha mẹ cần hết sức tinh ý mới có thể phát hiện sự việc.

 

Thay đổi trọng tâm cơ thể


Nếu con liên tục chuyển trọng tâm từ chân này sang chân kia trong khi nói chuyện với bạn, đó có thể là dấu hiệu cho thấy con không thoải mái với những gì mình đang nói và có thể không đưa ra được bức tranh chân thực về sự việc.

 

Cử chỉ khác thường


Bồn chồn, chớp mắt quá mức hoặc không chớp mắt, các phản ứng phòng thủ như cử động tay mạnh mẽ, chạm vào mặt hoặc mũi hoặc gãi tai đều là những dấu hiệu tinh vi của việc nói dối.

 

Giải thích quá chi tiết


Khi con cung cấp cho bạn nhiều thông tin hơn bình thường về một điều gì đó, hãy cẩn thận! Nếu con thường không phải là người nói nhiều nhưng không thể ngừng nói về điều gì đó, chứng tỏ con đang cố gắng hết sức để thể hiện quan điểm của mình.

 

Trì hoãn trả lời


Việc lặp lại câu hỏi trước khi trả lời hoặc trì hoãn câu trả lời thường có nghĩa là con đang cố câu giờ để đưa ra câu trả lời phù hợp, điều này có thể không phản ánh đúng sự thật.

 

Ngoài ra, nếu con không trả lời trực tiếp câu hỏi của bạn, điều đó có nghĩa là mặc dù lương tâm không cho phép con nói dối nhưng con vẫn cần phải nói dối vì một lý do nào đó.

 

Ví dụ, nếu bạn hỏi, "Hôm nay con bỏ tiết toán phải không?" trong khi con cố gắng đánh lạc hướng bằng câu trả lời, "Mẹ ơi, con biết bỏ học là không tốt."

 

Không nhất quán


Khi phiên bản câu chuyện của con nghe có vẻ không nhất quán và thiếu liên kết, có thể con chưa có cơ hội diễn tập lại lời nói dối mà mình nghĩ ra.

 

Nếu con thông minh hơn bình thường và các câu trả lời của con có vẻ như đã được luyện tập kỹ lưỡng thì đó cũng có thể là một dấu hiệu khác của việc nói dối.

 

Giọng nói bị thay đổi

 

 

Nếu đột nhiên con nói giọng trầm hoặc giọng cao, điều đó có thể là do con đang cố nói dối. Nói dối làm tăng mức độ lo lắng của con, điều này dẫn đến sự thay đổi cao độ giọng nói.

 

Ngoài ra, khi nói dối, tốc độ nói bắt đầu thay đổi. Con có thể nói nhanh hơn bình thường, thường xuyên bị ngắt quãng hoặc nói lắp.

 

Cách xử lý khi phát hiện con nói dối


Trẻ mới biết đi không thể phân biệt được tưởng tượng với thực tế. Vì vậy, khi trẻ kể cho bạn nghe một câu chuyện không thể xảy ra, hãy trả lời nhẹ nhàng và đi theo diễn biến câu chuyện thay vì buộc tội trẻ nói dối.

 

Đối với trẻ mẫu giáo, nói dối thường có lý do. Vì vậy, thay vì buồn bã khi bị lừa dối và phản ứng gay gắt, hãy hít thở sâu vài hơi để bình tĩnh lại và đáp lại con bằng sự đồng cảm: "Có vẻ như con sợ nói cho mẹ biết chuyện gì đã xảy ra. Hãy để mẹ nắm tay con để giúp con ngừng cảm thấy sợ hãi".

 

Đừng gán cho con là kẻ nói dối ngay cả khi con đang nói dối bạn. Đó là thứ nhãn mác hủy hoại lòng tự trọng của trẻ. Thay vào đó, hãy giải quyết lời nói dối trong bối cảnh của nó. Tiếp theo, hãy giúp bé nói chuyện với bạn về những gì thực sự đã xảy ra. Sau đó bạn có thể giúp bé sắp xếp cảm xúc của mình.

 

Khi con bịa ra một câu chuyện tưởng tượng và cố gắng trình bày nó như một sự việc có thật, hãy đánh giá cao trí tưởng tượng tuyệt vời của con. Sau đó hướng dẫn con hiểu những câu chuyện như vậy có thể khiến người khác hiểu lầm con như thế nào.

 

Đối với trẻ 6 - 12 tuổi, khi bạn bắt gặp con đang nói dối, việc bạn cảm thấy tức giận là điều đương nhiên. Nhưng hãy bình tĩnh và dành một chút thời gian để ổn định cảm xúc của bạn.

 

Điều này giúp bạn có lập trường trung lập khi lắng nghe câu chuyện của con và kết nối với cảm xúc của con. Cách tiếp cận này khuyến khích con nói sự thật với bạn.

 

Con càng tin tưởng rằng bạn sẽ hỗ trợ và hướng dẫn thay vì trừng phạt khi phạm lỗi hoặc làm sai, thì con sẽ càng ít nói dối bạn hơn.

 

Theo Afamily.vn

Theo parentcircle.com

Theo Giáo dục và thời đại

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Con gái lớn suốt ngày đánh em, bố mẹ nghĩ ra "chiêu độc" khiến bé hứa nhất quyết không tái phạm (22/12)
 Vai trò của gia đình khi dạy trẻ biết 'tôn sư trọng đạo' (22/12)
 Bất lực vì con gái nổi loạn tuổi dậy thì (16/12)
 Cách dạy con tiết kiệm, không lãng phí thức ăn (16/12)
 5 sai lầm nhiều cha mẹ thường mắc phải khi dạy con (16/12)
 Đừng tạo áp lực cho trẻ! (11/12)
 Con phạm lỗi, xử lý thế nào để ‘sai vẫn yêu’ và giúp con trưởng thành? (11/12)
 Trẻ hay bị đánh đòn và không bị đánh đòn lớn lên sẽ có 3 điểm khác nhau rõ rệt, bố mẹ cần lưu ý! (11/12)
 5 điều cha mẹ càng cấm đoán, con càng muốn làm (11/12)
 Trẻ được rèn 3 điều này từ nhỏ, lớn lên sẽ rất khác biệt so với bạn bè đồng trang lứa (5/12)
 Làm thế nào để nuôi dạy những đứa trẻ ngoan ngoãn bất chấp thách thức tiền bạc? (5/12)
 Học cách làm bạn với con tuổi teen (29/11)
 Gợi ý điều nên làm khi kỷ luật đứa trẻ hư (27/11)
 Nếu bạn dạy con được điều này, đi tới đâu bé cũng sẽ được mọi người yêu thương (27/11)
 5 điều cần dạy trẻ thuộc lòng để phòng tránh lạc đường (23/11)
 4 cách nhẹ nhàng xử lý cơn giận ở trẻ (23/11)
 4 điều đặc biệt chú ý khi nuôi dạy đứa trẻ nhạy cảm (18/11)
 Vì sao cha mẹ không nên la hét với trẻ? (18/11)
 Cha mẹ dạy con theo 3 kiểu này, con cái ngày càng kém cỏi (13/11)
 4 cách chữa lành khi mẹ và con gái xung đột (13/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i