Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Tác hại của việc cho trẻ ăn quá nhiều


Nhiều người cho rằng không nên ngăn trẻ ăn. Thực ra, chứng ăn uống vô độ cũng tai hại chẳng kém gì chứng biếng ăn. Khi ăn nhiều, phần lớn lượng máu trong cơ thể được huy động đến đường ruột, dẫn đến thiếu máu cung cấp cho đại não. Tình trạng này nếu diễn ra thường xuyên sẽ khiến não mệt mỏi. Việc ăn uống quá nhiều còn gây cho trẻ những hậu quả sau: - Trí lực ngày càng kém: Việc ăn quá nhiều khiến các phần não liên quan đến ăn uống thường xuyên hưng phấn, các khu vực khác lại bị ức chế. Điều này khiến đạo não sớm suy yếu, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển tài năng. - Táo bón mạn tính: Những trẻ ăn quá nhiều thường sử dụng các thực phẩm giàu chất bổ nhưng thiếu chất xơ. - Béo phì: Bệnh này rất khó chữa. Béo phì là nguyên nhân đầu tiên của các bệnh về tim mạch (như mỡ máu). Trẻ bị trì độn, giảm khả năng hòa nhập với cuộc sống bình thường. Theo các nhà tâm lý học, nhiều trẻ có thói quen ăn uống vô độ do rối loạn chức năng tâm sinh lý. Ngoài ra, các nguyên nhân sau cũng có thể khiến trẻ ăn quá nhiều: - Trẻ không được đáp ứng đủ nhu cầu ăn uống do cha mẹ không đủ điều kiện kinh tế hay không quan tâm đúng mức. Khi thấy trẻ khác có đồ ăn ngon, trẻ sinh ghen tỵ hoặc thèm muốn, dễ dẫn đến tính tham ăn. - Cha mẹ quá nuông chiều con cái, cho chúng quá nhiều đồ ăn; trong bữa cơm chỉ chăm chú dồn hết món ngon cho các con, con đòi ăn gì cũng đáp ứng. Điều này tạo thành thói quen ăn tham ở trẻ. - Trẻ bị bố mẹ phạt, bắt nhịn ăn hoặc ngồi nhìn gia đình ăn. Hình phạt này khiến trẻ bị tổn thương về tâm hồn; đồng thời khắc sâu trong trẻ ý thức về giá trị miếng ăn. (Theo Thanh Niên)