Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Ẩn ý sau tiếng khóc


Em bé của bạn có thể khóc vì rất nhiều lý do khác nhau. Nếu lắng nghe cẩn thận, bạn sẽ thấy tiếng khóc của bé có những ẩn ý riêng (2 loại: nhu cầu vật chất và nhu cầu tình cảm).



Khóc đói

Khi đói, bạn có thể nghe thấy bé khóc bằng tiếng khóc thật to. Khóc do đói thường là một chuỗi lặp đi lặp lại (bé khóc ngằn ngặt, sau đó tạm dừng để "nghỉ" rồi lại khóc ngằn ngặt tiếp).

Tuy nhiên, nếu bé khóc không phải do đói thì bạn nên xem xét xem bé có bị đau hay khó chịu về thể chất không. Tiếng khóc đau thường sẽ sắc nét hơn (gần như một tiếng thét); sau đó là hổn hển khi bé tạm ngưng khóc.

Truyền đạt những cảm xúc của bé

Nếu bé no, không đau đớn, em bé của bạn khóc chỉ đơn giản là yêu cầu được chú ý. Bé khóc để buộc mẹ phải tập trung hoàn toàn vào bé. Vì thế, nếu mẹ lơ là bé, bé sẽ khóc để đòi được có mẹ.

Khóc có thể do buồn và mệt

Khóc do mệt mỏi, chán nản thường là khóc váng lên chứ ít có nước mắt. Nhớ là bé dùng rất nhiều cử chỉ để hòa cùng tiếng khóc của bé khi muốn giao tiếp với mẹ, gồm cả tay, chân, cánh tay, cẳng chân....

4 cách cho mẹ

1. Mẹ nên kiên nhẫn: Khóc là chuyện rất đỗi bình thường nên cha mẹ đừng quá lo lắng.

2. Chờ thời điểm: Bỏ qua tiếng khóc của bé một vài phút vì đôi khi, bé có thể tự làm dịu tinh thần một mình.

3. Nhớ là con khóc không có nghĩa là lỗi ở mẹ. Bởi như đã nói, khóc là điều bình thường ở bé, nhất là năm đầu tiên.

4. Có kinh nghiệm: Nếu bạn thấy bé luôn ngưng khóc khi bạn bế con thì cần xem xét khả năng bé khóc là chỉ muốn gây chú ý.

Theo Mevabe