Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

4 quan niệm chưa chính xác về sốt


Da nóng khi chạm vào không có nghĩa là sốt. Vì ở bé, có sự biến động thường xuyên của nhiệt độ. Bé gia tăng thân nhiệt tạm thời có thể do chơi hoặc khóc dữ dội hoặc xảy ra ngay sau khi thức dậy.


Hãy dùng nhiệt kế để đo thân nhiệt cho bé; chẳng hạn, 38ºC đo ở hậu môn (trừ đi 0,5ºC sai số) thì có thể bé đang bị sốt.

2. Sốt ở bé cần phải lo lắng quá mức

Nhiều phụ huynh hoảng loạn khi thấy con sốt và điều đó là không cần thiết. Sốt là phản ứng phòng vệ tự nhiên của cơ thể. Nhiệt độ cao giúp sản xuất bạch cầu chống nhiễm trùng. Do đó, sốt giúp bảo vệ cơ thể bé chống lại sự tấn công của nhiễm trùng.

Sốt ở bé có thể nhanh chóng đi qua mà không có biến chứng. Các nghiên cứu ở Mỹ cho thấy phần lớn cha mẹ bắt đầu dùng thuốc hạ sốt cho con ở mức 37,5ºC (vì họ nghĩ đó là nhiệt độ khá nguy hiểm).

3. Sốt ở bé gây tổn thương não

Một trong những quan niệm sai lầm phổ biến, kéo dài trong nhiều năm, là bé bị sốt có thể gây hại cho não. Theo báo cáo từ Trung tâm y tế quốc gia Mỹ đây chỉ là một quan niệm không đủ chính xác bởi vì nhiều cơn sốt ở bé không đủ cao để gây biến chứng não. Trường hợp co giật do sốt (tức là co giật với sốt cao) cũng không phải nguyên nhân gây tổn thương não.

Tuy nhiên, với bé dưới 3 tháng tuổi thì sốt cần được đặc biệt chú ý. Với bé lớn hơn, sốt nguy hiểm khi kèm theo các dấu hiệu như mất nước, cứng cổ, đi tiểu khó, khó thở hoặc đau bụng dữ dội.

4. Trên 37ºC là sốt

Nhiệt độ ở bé cao nhất trong buổi chiều và buổi tối, nhất là sau khi thức dậy. Ngoài ra, các bé cũng thường có thân nhiệt cao hơn người lớn. Theo tuổi, thân nhiệt ở bé sẽ dần ổn định vì thế, trên 37ºC không phải lúc nào cũng là bé bị sốt.

Theo Mevabe