Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Mất nước do tiêu chảy ở bé sơ sinh


Trong 1-2 tháng đầu tiên, các bé thường đi tiêu khá nhiều. Do đó, người mẹ có thể nhầm lẫn hiện tượng này với tiêu chảy.

Để đánh giá tiêu chảy ở bé, cha mẹ cần xem xét một số yếu tố sau:

- Đột nhiên tăng tần suất đi tiêu.

- Đi tiêu nhiều hơn 1 lần trên 1 cữ bú.

- Phân rất lỏng.

Nếu bé bú kém, kèm theo sốt thì nguy cơ bị mất nước là rất lớn. Hơn nữa, do nguồn thực phẩm của các bé nhũ nhi chủ yếu là sữa mẹ nên quá trình mất nước còn diễn ra rất nhanh.

Triệu chứng mất nước nhẹ

- Khô mắt, khóc không ra nước mắt.

- Đi tiểu ít hơn bình thường.

- Ít vận động và hay quấy khóc.

- Miệng hơi bị khô.

Triệu chứng mất nước vừa phải

- Da khô, thiếu đàn hồi.

- Cử động chậm chạp.

- Mắt trũng.

Triệu chứng mất nước nặng

- Không đi tiểu sau 8 giờ liên tục.

- Thóp trũng.

- Rất chậm chạp và dường như mất nhận thức.

Chăm sóc bé

Điều đầu tiên là cần cung cấp đủ chất lỏng cho bé. Bạn nên tiếp tục cho bé bú. Sữa mẹ vừa giúp bé khỏi tiêu chảy, vừa khiến cơ thể nhanh hồi phục. Nếu bé có vẻ khát trong mỗi cữ bú, bạn cần bổ sung chất lỏng cho con (theo chỉ dẫn của bác sĩ). Đó là nước chứa chất điện phân như Pedialyte. Không dùng bất kỳ một loại nước nào dành cho bé sơ sinh.

Nếu triệu chứng mất nước ở bé không thuyên giảm, từ nhẹ chuyển sang vừa và nặng, cần đưa bé đi khám ngay.

Dấu hiệu tiêu chảy cần được đi khám: Bé dưới 3 tháng tuổi mắc tiêu chảy; đi tiêu ra lẫn máu, mủ; sốt và bị tiêu chảy 3 ngày liên tục; có dấu hiệu mất nước; đi tiêu 8 lần trong 8 giờ liên tiếp; nôn trớ trong vòng 24 giờ...

Theo Mevabe