Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Nhận thức việc nuôi trẻ bằng sữa mẹ một cách đúng đắn


Khi bắt đầu cho trẻ bú, mọi người thường đưa ra những lời khuyên - nhưng nó không hẳn là lúc nào cũng đúng. Đây là những thực tế được tách biệt từ giả thuyết.

Giả thuyết: Đầu vú bị đau là một phần thiết yếu của việc cho trẻ bú - Nó đều xảy đến đối với hầu hết các bà mẹ và bạn không thể làm bất cứ điều gì để ngăn chặn việc này xảy ra.

Thực tế: Có một điều thực tế rằng các bà mẹ thường hay có hiện tượng đau đầu vú gia tăng trong những ngày đầu tiên cho trẻ bú, nhưng điều này sẽ không xảy ra. Khi một đứa trẻ được bú đúng cách thì người mẹ sẽ không hoàn toàn bị đau ngay từ lúc đầu. Vấn đề chính đối với những người mẹ chịu các cơn đau đầu vú là họ thường được bảo rằng con họ được bú đúng cách, vì vậy cả bà mẹ lẫn chuyên gia y tế đều không khuyến khích bé học bất kì cách nào khác. Nếu không có sự điều chỉnh tình hình sẽ tồi tệ hơn chứ không phải tốt hơn.

Giả thuyết: Đừng bao giờ giới hạn thời gian hay mức độ thường xuyên của việc cho trẻ bú.

Thực tế: Cho bé bú theo nhu cầu là rất thiết yếu trong những ngày đầu khi mà việc nuôi trẻ bằng sữa mẹ đang được thiết lập. Nhưng điều này không có nghĩa là mọi thứ sẽ đi đúng hướng mà không có bất kì lời khuyên đúng đắn nào. Đối với mọi bà mẹ thì việc dẫn lưu của tuyến sữa sẽ có những mức độ hơi khác nhau và một số trẻ sẽ bú tốt hơn so với số còn lại. Điều quan trọng đối với mỗi người mẹ là việc thiết lập thời gian cho trẻ bú là bao lâu để trẻ có thể hấp thụ được đủ lượng sữa. Nếu việc cho trẻ bú kéo dài ít hơn một giờ và cứ 3 đến 4 tiếng lại cho trẻ bú thì rõ ràng mọi việc đang tiến triển tốt. Nhưng nếu con bạn thường xuyên bú lâu hơn lượng thời gian trên và cứ như vậy giữa những lần bú thì bạn nên kiểm tra là liệu bé đã được ngậm núm vú đúng cách hay chưa (việc ngậm núm vú không đúng cách sẽ làm giảm lưu lượng của sữa) và bắt đầu đặt ra câu hỏi là liệu bạn có đủ sữa hay không. Việc cho trẻ bú bất kể ngày hay đêm thì không tốt cho bạn lẫn trẻ và nếu điều này cứ tiếp diễn thì về lâu về dài, nó thường sẽ trì hoãn giấc ngủ vào ban đêm của trẻ.

Giả thuyết: Chỉ cho bé bú một bên vú sao cho con bạn có thể hấp thụ được sữa giàu chất dinh dưỡng.

Thực tế: Lời khuyên đúng đắn nhất là nên cho con bạn bú hết sữa một bên vú trước khi cho bé bú bên còn lại. Nếu như trẻ không muốn bú thêm bên vú còn lại thì mọi việc diễn ra rất tốt, nhưng tối thiểu là trẻ phải cho trẻ bú một bên còn lại xem trẻ có muốn bú nữa hay không. Vấn đề chính ở đây đối với một người mới lần đầu làm mẹ là không thể nói ra khi một bên ngực cạn sữa. Miển sao con bạn có thể bú một cách khỏe khoắn và thường xuyên, thì nên cho trẻ tiếp tục bú. Một khi trẻ bắt đầu bú chậm lại trong một chừng mực nào đó khi mà việc tạm ngưng nhiều hơn là việc bú, có lẽ bé đã bú hết một bên vú và đang chờ được bú tiếp bên còn lại.

Giả thuyết: Bạn đừng bao giờ cho trẻ bú bằng chai, đầu vú giả hay miếng bảo vệ đầu vú vì điều này sẽ gây ra nhầm lẫn với núm vú thật.

Thực tế: Điều này không đúng vì không có bằng chứng nào cho thấy sự liên quan của việc nếu cho trẻ bú bình thì trẻ sẽ không thể bú mẹ được.

Giả thuyết: Bé bú mẹ mà không cần phải bế đứng

Thực tế: Nếu bạn đã thực hiện một cuộc khảo sát trong số những người bạn của mình trong việc cho con bú thì phần đông sẽ nói rằng họ nhận thấy những đứa con của họ cần phải được bế đứng nhiều lần như những đứa trẻ được cho bú bình khác. Nhưng chỉ cần thực hiện việc làm trên với một đứa trẻ đã được bú để chứng minh rằng điều đó hoàn toàn vô lý khi nói tất cả trẻ được bú không bao giờ được bế đứng. Một vài đứa bé khi bú sẽ hít vào rất nhiều không khí cho dù bé được cho bú rất đúng cách.

Giả thuyết: Nếu ngực của bạn bị ứ đọng khi dòng sữa đầu tiên chảy ra thì bạn không được nặn hoặc kích thích vú để tạo thêm sữa.

Thực tế: Điều này thực sự không đúng, 2 vú chỉ có thể được kích thích khi chúng được nặn sữa một cách thường xuyên. Thực ra, khi người mẹ tỏ ra đau đớn vì sự tắt nghẽn ngay từ lúc ban đầu, và con của bà ấy không thể bú hết lượng sữa trong 2 bầu vú thì bà ấy nên làm cạn cả hai bầu vú bằng cách dùng một dụng cụ hút sữa. Nếu người mẹ không thực hiện điều này, thì bà ấy có thể nhận thấy rõ ràng 2 bầu ngực trở nên cứng và phồng lên sau một vài giờ và ngay cả bé lẫn dụng cụ hút sữa cũng không thể rút hết lượng sữa ấy. Đây là một tình trạng khủng hoảng mà để lại hậu quả là làm cho trẻ khóc vì đói còn người mẹ sẽ trải qua những cơn đau buốt. Chứng viêm vú thường nảy sinh trong giai đoạn này. Người mẹ sẽ nhận thấy là bà ấy chỉ cần phải nặn sữa một hoặc hai lần để giaỉ quyết triệt để vấn đề trên.

Giả thuyết: Hai bầu ngực sản xuất sữa dựa trên cơ sở cung và cầu, vì vậy chúng sẽ sản xuất ra đủ lượng sữa miễn sao bạn cho trẻ bú theo nhu cầu.

Thực tế: Điều này chắc chắn là mang một tính lý thuyết bên cạnh việc cho bé bú và áp dụng trong hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên bộ ngực của bạn không phải lúc nào cũng hoàn hảo hơn các bộ phận khác trên cơ thể, và một số bộ ngực sẽ phản ứng với việc kích thích tăng dần. Một người mẹ chỉ có thể nên từ bỏ việc nuôi trẻ bằng sữa mẹ nếu cô ấy cảm thấy đứa trẻ hấp thụ sữa mẹ quá ít vì vậy mà không có lí do nào để tiếp tục việc này và cả mẹ lẫn bé đều không có sự thoải mái trong quá trình bú.

Giả thuyết: Việc nuôi con bằng sữa mẹ là rất tự nhiên cho nên mọi bà mẹ đều có thể làm được việc này

Thực tế: Nếu chỉ có điều này là sự thật! thì thực tế việc cho trẻ bú là một kĩ năng mà cần phải được học và một vài bà mẹ không được dạy kĩ năng này.

Đình Quang mamnon.com
Theo tạp chí ParentHood Aug 2008