Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Khi trẻ sơ sinh khóc



Trẻ khóc do nhiều nguyên nhân khác nhau: Đau bụng, buồn ngủ, hoặc cần thay đổi tư thế, có thể trẻ thấy vắng người lớn bên cạnh… 

Khi trẻ khóc, các bậc cha mẹ, nhất là đối với ông bố bà mẹ mới sinh con lần đầu thường cảm thấy bối rối và không biết tại sao bé khóc. Tuy nhiên, bằng cách quan sát điệu bộ, vẻ mặt và tiếng khóc của trẻ, các bậc cha me có thể hiểu được lý do vì sao trẻ khóc.

Khóc vì đói

Tiếng khóc này dễ nhận biết nhất. Đó là tiếng khóc to, gắt lúc to lúc nhỏ và cũng với tiếng khóc, trẻ thở nhanh, mạnh. Chỉ cần cho trẻ ăn, trẻ sẽ khóc.

Khóc đòi ngủ

Tiếng khóc khi trẻ buồn ngủ gần giống như tiếng khóc đòi ăn nhưng thường kèm theo diệu bộ dễ nhận ra (tuỳ theo tính tình cảu mỗi đứa trẻ) như: Mút ngón tay cái hoặc dụi mắt. Trong sáu tháng đầu sau khi sinh trẻ thường không thức quá 2 giờ. Nếu quá thời gian này có thể trẻ buồn ngủ. Giấc ngủ hoàn toàn cần thiết cho sự cân bằng về thần kinh cũng như giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt.

Khóc vì muốn đi ngoài

Đó là tiếng khóc chói tai, khi trẻ càng đau bụng càng khóc nhiều. Bạn hãy lật tã của trẻ ra xem. Thay tã sạch sẽ trẻ sẽ hết khóc và ngủ ngon.

Khóc không rõ nguyên nhân

Có lẽ những đứa trẻ khóc không vì một nguyên do gì. Có thể trẻ sẽ nín ngay khi bạn bế trẻ vào lòng. Sau này, khi dần lên, trẻ biết dùng tiếng khóc của mình và diễn tả nhu cầu ý muốn có người lớn bên cạnh trẻ sẽ khóc đòi, hoặc trẻ sẽ khóc khi thấy mẹ rời nó.

Để tránh cho trẻ khóc, các bậc cha mẹ cần chú ý đến tiếng khóc của trẻ và nhanh chóng, đáp ứng thoả mạn các nhu cầu của trẻ như; cho trẻ ăn uống đúng giờ, không để trẻ thức quá lâu và phải thường xuyên quan sát tã lót của trẻ, để xem trẻ có đái ướt và đi ngoài hay không.

Theo PNVN