Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Ðề phòng nhiễm trùng


Vấn đề này rất quan trọng, nhất là ở những người mang thai bị nhiễm trùng sẵn trong tử cung, phải có biện pháp điều trị tích cực, cần cách ly những đứa trẻ mà mẹ bị bệnh lý, lao, giang mai, viêm gan. Chú ý đặc biệt đến các trẻ non tháng, sức đề kháng cơ thể kém, vì vậy nuôi dưỡng phải hoàn toàn vô trùng. Những trường hợp có nhiễm trùng ối trước khi sinh hoặc rỉ ối lâu trong quá trình chuyển dạ, cần phải cho kháng sinh ngay sau khi đẻ, để đề phòng nhiễm trùng. Bước đầu tránh cho trẻ những nhiễm trùng thường gặp như viêm mắt, viêm phổi, tiêu chảy, nhiễm trùng da, và sau nữa tránh những biến chứng nặng như viêm màng não. Ðiều trị dự phòng tối thiểu 5 ngày cho tới khi có kết quả, nếu tình trạng nhiễm trùng còn tiếp diễn thì phải thay đổi loại thuốc kháng sinh khác.
Theo dõi những dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa: Có thể phát hiện được một số trường hợp dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa ngay sau sinh như không có hậu môn và hoàn toàn không có nếp lằn hậu môn. Những trường hợp tắc ruột cao thường khó phát hiện sớm, vì vậy phải theo dõi xem có phân ra hay không trong vòng 12 - 24 giờ là rất quan trọng; nếu sau 12 giờ không thấy có phân ra, thì cần thăm dò hậu môn xem có phải tắc ruột không. Người ta dùng một cái thông đặt vào hậu môn, nếu chỉ thấy vào được một quãng và khi rút thông ra, không thấy phân su theo ra, thì đúng là tắc ruột.
Tùy theo mức độ cao hay thấp mà thầy thuốc chuyên khoa đặt vấn đề mổ đi đường trên hoặc đường dưới. Ðiều quan trọng là cần phải phát hiện sớm dị tật đường ruột để có hướng xử trí kịp thời, mới mong cứu vãn được tính mạng đứa trẻ.
Cẩm nang gia đình – chuyên mục mẹ và bé