Giáo dục trẻ
   Làm thế nào cha mẹ có thể giúp con sửa đổi tính cẩu thả?
 

Trẻ cẩu thả ảnh hưởng lớn đến tính cách, việc học và mọi thứ trong cuộc sống. Đây là thói quen xấu của trẻ cần được thay đổi ngay từ sớm.

Cẩu thả là hiện tượng phổ biến trong cuộc sống cũng như trong học tập của nhiều người. Vấn đề này không chỉ tồn tại ở trẻ em mà cả ở người lớn, chỉ là vấn đề cẩu thả rõ ràng và nổi bật hơn ở trẻ em. Cha mẹ nên phân tích nguyên nhân khiến con mình cẩu thả, điều này có ý nghĩa rất lớn đối với việc cải thiện tình trạng học tập của trẻ.

Cha mẹ giúp con cải thiện tính cẩu thả như thế nào?

1. Xây dựng một kế hoạch rõ ràng

Trên thực tế khi một người làm việc, điều trước tiên là cần có một kế hoạch rõ ràng, tiếp theo đó mới tới bước thứ 2, thứ 3...

Do đặc điểm phát triển thể chất và tinh thần của trẻ khác nhau nên khả năng tư duy logic của trẻ cũng không giống nhau. Khi khả năng tư duy logic của trẻ chưa hoàn thiện, việc cẩu thả sẽ tự nhiên xảy ra.

Ví dụ, bước đầu tiên khi làm một bài toán là xem lại bài toán, suy nghĩ các ý giải bài toán rồi tính. Khi tính toán, nhiều trẻ có thói quen dùng giấy nháp để làm tính, sau khi tính toán trên giấy nháp sẽ ra đáp án cuối cùng. Nhưng ở bước quan trọng cuối cùng, một số em sẽ bất cẩn, có thể trong quá trình chép đáp án vào vở bài tập đã chép nhầm đáp án 32 thành 23. Trong trường hợp này, chúng ta có thể quy hành vi của trẻ là cẩu thả, vì trẻ có thể làm câu hỏi này và đưa ra câu trả lời đúng nhưng lại mắc lỗi khi chép đáp án cuối cùng.

Tuy nhiên, đằng sau điều này có thể không phải là sự cẩu thả mà là trẻ chưa rõ ràng về các ý tưởng giải quyết vấn đề và thiếu tư duy hợp lý. Những đứa trẻ này ban đầu tuy có ấn tượng về những câu hỏi nhưng các bước thực hiện rất mơ hồ. Trẻ chỉ có thể tìm ra câu trả lời chính xác thông qua thử và sai nhiều lần.

Làm thế nào để giải quyết vấn đề này? Trước hết, cha mẹ nên rèn luyện khả năng tư duy của trẻ và điều này không thể tách rời với nhiều việc mà trẻ thường làm trong gia đình.

Ví dụ, khi trẻ đang chơi đồ chơi, cha mẹ hãy nói với trẻ: "Mẹ sẽ chơi cùng con nhưng chơi xong chúng ta sẽ cùng nhau dọn dẹp". Việc dọn dẹp là cơ hội quan trọng để rèn luyện khả năng tư duy của trẻ.

2. Không làm mọi thứ thay con

Trẻ cần trau dồi các kỹ năng khác nhau trong thực tế để dần dần tích lũy kinh nghiệm, nâng cao nhận thức về mọi thứ và trải nghiệm những cảm xúc khác nhau.

Khả năng tư duy của trẻ hình thành trong quá trình thực hành, khi gặp phải những vấn đề tương tự trong tương lai, trẻ có thể suy luận và rút ra bài học. Điều này cực kỳ có lợi trong việc nâng cao năng lực học tập của trẻ.

3. Rèn luyện thói quen suy nghĩ cẩn thận trước các vấn đề

Trong quá trình "chiến đấu" với tính cẩu thả của trẻ, cha mẹ nên nâng cao ý thức chú ý đến chi tiết của con cái. Trẻ cần được rèn việc suy nghĩ cẩn thận, cần chú ý tới những tiểu tiết trong cuộc sống. Điều này phần nào cải thiện đáng kể sự tự tin của trẻ, từ đó thúc đẩy trẻ phát triển toàn diện.

4. Làm gương cho con

Cha mẹ nên là một người gương tốt cho con bằng cách thể hiện hành động tích cực và trách nhiệm. Cha mẹ cũng nên cho con thấy rằng, mình luôn hành động cẩn thận và chú ý đến chi tiết có thể mang lại kết quả tốt trong mọi thứ.

5. Thiết lập quy tắc và giới hạn

Cha mẹ nên thiết lập những quy tắc rõ ràng và giới hạn cho con, đặc biệt là khi con đang làm việc quan trọng hoặc có tác động lớn đến cuộc sống của người khác. Cha mẹ cũng nên nhắc nhở con về những quy tắc này thường xuyên và đưa ra hậu quả nếu con không tuân thủ.

Tóm lại, trẻ cẩu thả là một thói quen xấu, cha mẹ kiên nhẫn dạy con mình thì mới đạt được kết quả như mong muốn.

THeo Afamily.vn

Theo Phụ nữ Việt Nam

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bí quyết giải tỏa căng thẳng, áp lực cho con (29/6)
 Hệ lụy khi cha mẹ bao bọc con (29/6)
 Trẻ bao nhiêu tuổi nên bắt đầu được dạy về tiền, 12 nguyên tắc giúp tạo thói quen tiêu tiền trong tương lai của bé (24/6)
 Trẻ thích làm theo ý mình có phải là chống đối? (24/6)
 Cách chia sẻ cởi mở giúp con không chống đối (24/6)
 Dạy trẻ tự lập không đồng nghĩa với mặc kệ (19/6)
 Muốn con cái giỏi giang trong tương lai, cha mẹ nên nói những câu này mỗi ngày (19/6)
 Cách khiến trẻ bướng nghe lời răm rắp không cần quát mắng (19/6)
 Bố mẹ cần làm gì khi con bị trầm cảm? (2/6)
 Nuôi dạy con quá nghiêm khắc có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm ở trẻ (2/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i