Dinh dưỡng
   Làm sao để nhận biết trẻ suy dinh dưỡng?
 

Ðể có một đứa con khỏe mạnh, thông minh, các bậc cha mẹ đều quan tâm chăm sóc bằng một chế độ dinh dưỡng riêng. Nhưng không phải vì thế mà những đứa trẻ phát triển bình thường lại không có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.


Làm thế nào để nhận biết trẻ suy dinh dưỡng?
Có rất nhiều dấu hiệu để các ông bố bà mẹ có thể xác định được xem con mình có bị suy dinh dưỡng hay không.


Đa số trẻ suy dinh dưỡng thường có những biểu hiện rất dễ nhận thấy như: biếng ăn, ăn ít, ăn được ít món, hay quấy khóc khi ăn... khiến trẻ chậm tăng cân, đứng cân hoặc sụt cân, môi xanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt, hay buồn bực, kém linh hoạt, các bắp thịt tay chân mềm nhão, bụng to dần, chậm biết lẫy, ngồi, bò, đi, đứng..


Tuy nhiên, ngoài các dấu hiệu đó, còn có một số chỉ số chuẩn mà các chuyên gia đã đưa ra, các bậc cha mẹ có thể dùng để quan sát, so sánh với con mình. Chẳng hạn:


- Dựa vào cân nặng: có thể theo dõi chỉ số cân nặng theo từng lứa tuổi như sau: trẻ mới sinh nặng khoảng 3 kg, sau 5 tháng tăng gấp đôi, 12 tháng tăng gấp ba; sau đó mỗi năm tăng thêm 2 kg, lúc 6 tuổi nặng khoảng 20 kg...


- Dựa vào chiều cao theo từng độ tuổi: Khi mới sinh trẻ cao khoảng 50 cm, 6 tháng: 65 cm, 12 tháng: 75 cm, 2 tuổi: 85 cm, 3 tuổi: 95 cm, 4 tuổi: 100 cm. Sau đó, mỗi năm chiều cao tăng thêm 5 cm, khi bé 8 tuổi phải cao 120 cm.


Nếu thấy trẻ không đạt các chỉ số theo tuổi này thì khả năng trẻ bị suy dinh dưỡng là rất cao.


Bê cạnh đó, phụ huynh cũng cần lưu ý rằng: Suy dinh dưỡng trẻ em được biểu hiện ở 3 thể: thể phù, thể teo đét và thể phối hợp. Trong đó thể phù thường khiến người ta khó nhận biết. Bởi những trẻ em suy dinh dưỡng thể phù thì bề ngoài bé vẫn mập mạp, khỏe mạnh. Đối với trường hợp suy dinh dưỡng thể phù thì thường có một số biểu hiện như: mặt tròn trịa, chân tay khẳng khiu, trương lực cơ yếu, rối loạn sắc tố da, thiếu máu, gan to và thoái hóa mỡ, phù...


Hình minh họa


Một trong những nguyên nhân làm cho trẻ bị suy dinh dưỡng là do mẹ không xây dựng chế độ ăn đủ chất cho trẻ hoăc do những sai lầm trong quá trình nấu nướng làm mất đi những chất dinh dưỡng thiết yếu vốn có trong thực phẩm.


Những sai lầm mẹ hay mắc phải khi nấu ăn cho bé Có những điều tưởng chừng như rất đơn giản trong việc chăm sóc trẻ nhưng không phải bà mẹ nào cũng biết. Hãy thử xem bạn đã thực hiện chế độ dinh dưỡng cho bé một cách khoa học chưa? Sai lầm thứ nhất: Cật lực hầm xương


Nhiều bà mẹ ngày nào cũng cặm cụi hầm xương để lấy nước nấu cháo cho con. Họ hy vọng những chất bổ sẽ tan trong nước và bé hấp thu đầy đủ các chất này. Thế nhưng, dù ngày nào họ cũng hầm xương, bé cưng vẫn cứ gầy nhom.


Thực tế, việc hầm xương chỉ có tác dụng cho vị ngọt và mùi thơm. Những chất đạm vẫn còn trong xác thịt, xương. Do vậy, nên cho trẻ ăn cả xác lẫn nước để đề phòng suy dinh dưỡng vì thiếu chất.


Sai lầm thứ hai: Dùng cháo dinh dưỡng "vỉa hè"
Một số phụ huynh bận rộn thường mua cháo dinh dưỡng chế biến sẵn bán ngoài vỉa hè cho con ăn. Ngoài ra, một số người thích mua cháo dinh dưỡng chỉ vì nghiện món này chứ không phải họ không có thời gian chế biến.


Thực tế, nhiều trẻ ăn cháo dinh dưỡng mua ngoài đường thường không tăng cân do cháo loãng không đủ chất. Một số trẻ phải đến bệnh viện vì nôn và tiêu chảy do cháo không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bạn nên hạn chế việc cho con ăn cháo không rõ nguồn gốc. Nếu buộc phải dùng, nên bổ sung thêm dầu ăn, trứng vào cháo trước khi cho bé ăn.


Sai lầm thứ ba: Pha sữa bằng nhiều loại nước
Một số người lo sữa không cung cấp đủ chất cho con mình nên dùng nước suối, nước chanh, nước rau... để pha sữa.


Thực tế, khi làm ra sữa, các nhà sản xuất đã cân đối đầy đủ về thành phần dinh dưỡng. Nếu pha sữa bằng các loại nước nói trên sẽ dẫn đến hiện tượng "thừa quá hóa hại". Chẳng hạn, dùng nước suối để pha sữa dẫn đến tình trạng thừa khoáng chất vì hàm lượng này trong nước suối rất cao. Tốt nhất, bạn nên dùng nước đun sôi bình thường để pha.


Sai lầm thứ tư: Nghiện khoai tây, cà rốt

Một số bà mẹ quan niệm hai loại củ này đắt tiền nên chứa nhiều chất bổ. Họ liên tục nhồi vào dạ dày của bé các món chế biến từ khoai tây, cà rốt.


Tuy nhiên, khoai tây, cà rốt chỉ đại diện cho nhóm bột đường chứ không phải là rau cỏ như một số người vẫn nghĩ. Vì vậy, bé cưng sẽ rơi vào tình trạng thừa bột đường nhưng lại thiếu vitamin. Tốt nhất, bạn nên hạn chế dùng quá nhiều hai loại củ này và bổ sung vào thức ăn của trẻ nhiều loại rau xanh.


Khắc phục những sai lầm trên, bạn đã có thể xây dựng cho bé một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Và đừng quên bổ sung những thực phẩm hỗ trợ cho quá trình hấp thu dinh dưỡng, giúp bé ăn ngon, phát triển cân đối cả chiều cao và trí tuệ.


Theo WTT

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Thực phẩm đắng có lợi cho sức khỏe của trẻ (12/9)
 6 "chiến lược" trị trẻ biếng ăn (11/9)
 Tìm niềm vui từ bữa ăn của bé (10/9)
 Lợi ích bất ngờ của thực phẩm đóng hộp (10/9)
 4 lý do khiến trẻ chán cơm (7/9)
 Dinh dưỡng với một số bệnh thông thường (7/9)
 Khoai tây - thuốc trị rôm hiệu quả (6/9)
 6 món rau dễ làm cho mẹ, dễ ăn cho bé (6/9)
 Cho bé ăn bánh Trung thu hợp lý (5/9)
 Trẻ nhỏ có thể ăn hải sản từ 7 tháng tuổi (5/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i