Trẻ sơ sinh
   3 câu hỏi với bé cắn ti mẹ
 

Một người mẹ hỏi: ‘Tôi có nên ngừng cho con bú vì cứ bị con cắn ti không?'.

Babycentre giải đáp: Không có lý do gì để ngừng cho con bú mẹ cả. Nuôi con bằng sữa mẹ ngay cả khi bé đã mọc răng là chuyện hết sức bình thường. Chiếc răng đầu tiên ở bé thường mọc khi bé được khoảng 6 tháng tuổi (tất nhiên thời gian mọc răng ở bé có thể dao động, một số bé mọc sớm hoặc chậm hơn).

 

2 câu hỏi còn lại về chuyện bé cắn ti mẹ:

1. Tại sao bé cắn ti mẹ khi bú?

Bé cắn ti mẹ khi đang bú có thể do:

- Bé bám ti mẹ không đúng: Bé bám ti mẹ đúng là đầu bé phải hơi nghiêng, cằm bé chạm vào bầu vú mẹ. Nếu bé bám ti mẹ không đúng, đầu bé ngả về trước nhiều thì răng hàm của bé có thể dễ dàng "nhấn mạnh" vào ti mẹ, khiến mẹ đau điếng.

- Bé bị phân tâm: Nếu bé ngoái đầu nhìn thứ gì đó, bé sẽ quên mất là đang ngậm ti mẹ và vô tình, bé có thể cắn ti mẹ.

- Một số bé cắn ti mẹ vào cuối cữ bú: Một khi bạn thấy bé bắt đầu nhả và ngừng bú, bạn phải khéo léo để rút ti mẹ ra khỏi miệng con.

- Bé cắn có thể do vừa bú vừa ngủ thiếp đi: Ngủ lơ mơ làm bé khó kiểm soát mọi việc, dẫn tới bé cắn luôn ti mẹ mà không biết.

- Bé bị cảm hay nhiễm trùng tai, gây khó khăn khi nuốt: Cố gắng bế bé thẳng khi cho bé ti mẹ. Điều này giúp bé đỡ bị đau, hạn chế bé cắn ti mẹ.

- Tò mò: Một số bé cắn ti mẹ chỉ để xem chuyện gì sẽ xảy ra.

Nếu bé cảm thấy bé đang siết chặt quai hàm khi cắn ti mẹ, hãy nhẹ nhàng đưa ngón tay mẹ vào khóe miệng bé, giữa hai lợi. Khi đó, bé có thể chuyển sang cắn tay mẹ mà nhả ti mẹ ra. Đừng bao giờ giật con ra khi con cắn vì điều này chỉ làm mẹ đau hơn.

2. Làm sao để ngăn chặn bị con cắn ti mẹ?

Khi bé mới mọc răng, răng của bé thường rất sắc. Nếu bé cắn chặt vào ti mẹ, mẹ có thể bị đau và thét lên. Phản ứng la hét của mẹ có thể khiến bé "khoái chí" và muốn làm điều này thêm nhiều lần nữa, vì tưởng đang đùa cùng mẹ. Hoặc ngược lại, bé bị shock và sẽ không cắn ti mẹ nữa. Nhưng kèm theo đó, bé có thể cũng sẽ "không thèm" bú mẹ nữa.

Nếu bị con cắn, nên cố gắng giữ bình tĩnh nhưng phải tạm thời bắt bé nghỉ bú. Hãy nhìn vào bé và nghiêm mặt nói: "Không cắn mẹ".

Bạn nên tránh cai sữa sớm cho con chỉ bởi lý do bị con cắn. Dưới đây là một số chiêu ứng phó khi bị con cắn:

- Nếu bé vẫn cắn mẹ, hãy đặt bé xa mẹ ngay sau khi bé cắn mẹ.

- Với những bé biết nghe lời mẹ, không cắn mẹ nữa thì nên tặng bé nhiều lời khen ngợi, cái ôm...

- Tìm hiểu dấu hiệu khi bé đã bú no. Không cho bé bú nhẩn nha, chỉ cho con ti mẹ khi con đói.

- Rút ti mẹ ra khỏi miệng bé khi bé ngủ lơ mơ.

- Cho bé một món đồ chơi ngậm mọc răng để bé thỏa chí cắn.

- Nếu bé cắn ti mẹ vì bị mất tập trung, nên cho bé bú ở nơi chỉ có hai mẹ con.

Theo Mevabe

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Hội chứng bẹt đầu (20/12)
 Vitamin K và sức khỏe bé sơ sinh (17/12)
 Trẻ sơ sinh cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày? (17/12)
 5 sai lầm thường gặp với sữa bình (12/12)
 Những điều bé ghi nhớ được (7/12)
 Hiểu để chăm sóc tốt bé sơ sinh (6/12)
 Giác quan và phản xạ ở bé 1 tháng tuổi (1/12)
 Chăm sóc bé có làn da mẫn cảm (30/11)
 Mẹo phát triển sớm ngôn ngữ cho bé (28/11)
 Cách tốt nhất để điều trị hăm tã cho trẻ (28/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i