Trẻ sơ sinh
   Trục trặc khi ngủ ở bé
 

Ngưng thở tạm thời, lắc đầu, ngủ ngáy hoặc đổ mồ hôi trộm là những rắc rối khá phổ biến trong giấc ngủ của bé.

Tạm ngưng thở

Bạn có thể nhận ra nhịp điệu thở thay đổi khi bé ngủ. Lúc này, bé thở khá nhanh nhưng ngay lúc sau, bé thở rất chậm, có khi bé ngưng thở tạm thời trong vòng 15 giây trước khi bé trở lại kiểu ngủ bình thường.

Cha mẹ không nên quá lo lắng vì điều này. Các bác sĩ cho rằng, chu kỳ ngủ như trên khá phổ biến với các bé dưới 6 tháng tuổi. Nếu bé trên 6 tháng tuổi mà vẫn giữ nhịp thở như vậy, bạn nên trao đổi với bác sĩ.

Chu kỳ thở: nhanh - chậm - tạm ngưng thở có thể chiếm khoảng 5% tổng thời gian khi bé ngủ. Nếu bé sinh non thì con số trên có thể lên tới 10%. Tuy nhiên, cha mẹ nên chú ý quan sát những hành vi trong giấc ngủ của bé.

Sẽ là bình thường nếu bạn nhận thấy làn da chân, da tay và lớp da bao quanh miệng bé bỗng trở nên xanh tái nhưng nếu trán bé xanh xao thì có khả năng bé đang bị thiếu oxy. Nếu bé ngưng thở, toàn thân xanh tái, hôn mê, bạn cũng nên nhanh chóng đưa bé đi khám.

Ngủ ngáy

Nếu bé thường xuyên ngủ ngáy hoặc ngáy to trong lúc ngủ (với giai điệu đều đều), bạn cũng không nên quá lo lắng. Nhiều bé ngủ ngáy khi mũi bị tắc. Nếu bé bị cảm (hoặc ngạt mũi) thì bé cũng phát ra âm thanh trong lúc ngủ nhưng khi hết bệnh, bé không còn ngủ ngáy nữa.

Thỉnh thoảng, ngủ ngáy liên tục có liên quan đến vấn đề sức khỏe. Nếu tiếng ngáy của bé gián đoạn (không liên quan đến hiện tượng ngưng thở tạm thời) thì có khả năng bé bị viêm amidan. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ tiến hành kiểm tra tai, mũi, họng để xem bé có mắc chứng bệnh nào gây nên tình trạng ngủ ngáy hay không.

Một số bé ngủ ngáy do bị dị ứng. Với nhóm bé này, phòng ngủ không bụi bẩn và không lông súc vật, đi kèm với thuốc chữa dị ứng sẽ có tác dụng trị chứng ngủ ngáy. Bác sĩ sẽ là người kiểm tra, quyết định bé có bị dị ứng hay không và chỉ định các biện pháp điều trị thích hợp.

Mồ hôi trộm

Một số bé có triệu chứng đổ nhiều mồ hôi khi ngủ vào ban đêm và kết quả là, toàn thân của bé thường ướt đẫm. Đổ mồ hôi là cơ chế bình thường của cơ thể nhưng việc đổ nhiều mồ hôi vào ban đêm có thể là dấu hiệu của chứng bệnh về tim hoặc chứng ngưng thở khi ngủ (bởi vì, bé phải khó khăn mới thở được nên khiến cơ thể mất sức và đổ nhiều mồ hôi).

Nhiệt độ trong phòng quá cao cũng là yếu tố khiến bé đổ nhiều mồ hôi; đồng thời, nó còn làm gia tăng nguy cơ đột tử khi ngủ ở bé. Phòng của bé nên ấm và thoáng chứ không cần quá nóng và bí. Nên nhớ nếu bạn thấy nóng thì bé cũng vậy.

Nếu phòng ngủ của bé thoáng mát, trang phục khi ngủ rộng rãi mà bé vẫn đổ nhiều mồ hôi, bạn nên đưa bé đi khám.

Nghiến răng

Tật nghiến răng khi ngủ xuất hiện ở nhiều độ tuổi nhưng phổ biến vẫn là các bé trong giai đoạn đầu mọc răng. Nguyên nhân là do bé phản ứng với những chiếc răng mới, bé bị đau tai hay đau răng, bé gặp trục trặc khi thở như bị ngạt mũi hoặc dị ứng.

Khác với sự lo lắng từ cha mẹ, tật nghiến răng thường không làm đau răng lợi của bé. Tuy nhiên, bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về vấn đề này. Bác sĩ sẽ kiểm tra những tổn thương về răng do tật nghiến răng đem lại. Hầu hết các bé cần đi khám nha khoa khi bé được khoảng 1 tuổi.

Tật lắc đầu

Ngọ nguậy đều trong lúc ngủ có thể do bé phản ứng với những dấu hiệu bị đau, như đau răng hoặc đau tai. Tật lắc đầu khi ngủ có thể khởi phát khi bé được khoảng 6 tháng tuổi và nhiều nhất trong giai đoạn 18-24 tháng tuổi.

Bình thường thói quen này không phải dấu hiệu chậm phát triển thể chất và tinh thần ở bé nhưng trong một số trường hợp, bạn nên trao đổi với bác sĩ vì tật lắc đầu thường xuyên trong lúc ngủ có thể cho thấy, bé đang chậm phát triển.

Theo Mevabe

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bú sữa mẹ an toàn cho dạ dày trẻ (3/7)
 Kỹ năng cầm, nắm ở bé dưới 1 tuổi (2/7)
 Bé nổi mẩn đỏ trên mặt (1/7)
 Kinh nghiệm để con được bú mẹ hoàn toàn (25/6)
 Sốt ở bé sơ sinh (25/6)
 Những vấn đề về da của trẻ (25/6)
 Nôn trớ và những dấu hiệu bé cần đi khám (22/6)
 Vì sao cần phải nuôi con bằng sữa mẹ? (22/6)
 Trắc nghiệm về chăm sóc bé sơ sinh (16/6)
 Trẻ sau sinh có nên uống nước đường, nước cam thảo? (16/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i