Trẻ sơ sinh
   Sữa mẹ có thể lẫn mủ nếu núm vú bị nứt, viêm
 

Căng tức sữa ở những bà mẹ đang cho trẻ bú là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu căng tức do tắc ống dẫn sữa gây viêm cùng với núm vú bị nứt hoặc xước sẽ khiến sữa mẹ rất dễ bị lẫn mủ do nhiễm khuẩn.

Theo tài liệu "Dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em" của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hiện tượng căng tức sữa là do các mô vú bị ứ sữa khi sữa bắt đầu "xuống" ở người mẹ. Đôi khi, sữa thoát ra ngoài nhưng vú vẫn bị căng tức. Trong trường hợp này, các bà mẹ không nên quá lo lắng vì đây là hiện tượng bình thường.

Để khắc phục, bà mẹ nên tiếp tục cho trẻ bú. Nếu trẻ không thể bú thì nên thường xuyên vắt sữa mẹ vào cốc và cho trẻ uống bằng thìa. Ngoài ra, còn có thể đắp khăn ấm và xoa nhẹ quanh bầu vú. Cũng có trường hợp khi căng sữa nhiều cũng gây nên tình trạng sốt nhẹ ở bà mẹ. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ hết nếu sữa được lưu thông nhờ đắp ấm, xoa bóp và vắt sữa.

Các bà mẹ cần phân biệt căng tức sữa bình thường và tắc ống dẫn sữa vì nếu không được điều trị kịp thời, tắc ống dẫn sữa sẽ gây nên tình trạng viêm vú hoặc áp xe vú. Tắc ống dẫn sữa sẽ xảy ra khi sữa bị tắc không chảy ra được và tạo thành một khối trong vú gây đau nhức, tấy đỏ lên. Theo các bác sĩ, trong trường hợp này vẫn nên tiếp tục cho trẻ bú thường xuyên hoặc vắt ra cốc và cho trẻ uống bằng thìa. Sau đó xoa bóp nhẹ nhàng từ trong phần vú bị cứng đi xuống phía núm vú để ống dẫn sữa được lưu thông, sau đó đắp khăn ấm để làm mềm bầu vú.

Theo Ths Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng, hiện tượng căng tức sữa sẽ ít xảy ra nếu con nằm cạnh mẹ suốt ngày đêm và cho trẻ bú sớm ngay sau đẻ, bú thường xuyên và ngậm bắt vú đúng. Có một số trẻ không chịu bú mẹ do ngậm vú sai cũng dễ khiến người mẹ bị căng tức sữa. Nguyên nhân thường gặp nhất trong trường hợp này là do mẹ cho trẻ bú bình hoặc sữa mẹ "xuống" quá nhiều trong khi bú khiến trẻ bị sặc và sợ bú. Vì vậy, trước khi cho trẻ bú, người mẹ cần giữ đúng tư thế để sữa chảy chậm lại cho trẻ đỡ bị sặc.

Nếu trong trường hợp bị viêm vú, áp xe vú do tắc ống dẫn sữa cộng với đầu núm vú bị nứt hoặc xước, các bà mẹ đặc biệt cẩn trọng vì lúc này trong sữa có thể có lẫn mủ. Vì vậy, không nên cho trẻ bú bên vú bị nứt, xước mà nên cho trẻ tiếp tục bú bên lành. Với bên vú bị nứt, xước núm vẫn cần vắt bỏ sữa đều đặn nhiều lần trong ngày để tránh tình trạng tắc thêm nhiều ống dẫn sữa và chườm khăn ấm nhiều lần trong ngày lên vú để bớt đau. Nếu người mẹ bị sốt liên tục trong 2 ngày trở lên, cần đưa đến cơ sở y tế để điều trị. Trong trường hợp bị áp xe vú, người mẹ sẽ được chỉ định trích áp xe và dẫn lưu mủ.

Theo Giadinh.net

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tắm cho bé (3/6)
 Chăm sóc mẹ và bé trong tuần đầu tiên (2/6)
 5 sai lầm thường gặp với trẻ sơ sinh (2/6)
 Lượng sữa mẹ khi bé ăn dặm (1/6)
 Dấu hiệu đi kèm đau bụng ở bé (30/5)
 Rụng tóc ở bé sơ sinh (28/5)
 Chăm sóc da cho trẻ sơ sinh vào mùa hè (27/5)
 Nhận biết dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa ở trẻ sơ sinh (26/5)
 Tên hay cho bé sinh đôi (25/5)
 Khi nào bé có thể nằm gối? (22/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i