Trẻ sơ sinh
   Các biểu hiện ở trẻ sơ sinh cần quan tâm
 


Sẽ rất khó để xác định trẻ có bị bệnh hay không nếu trẻ không có các biểu hiện rõ rệt, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh trong những tháng đầu đời. 

Mặt khác, trẻ bị nhiễm bệnh rất nhanh và bất kỳ bệnh nào mà trẻ mắc phải trong thời gian này cũng có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Do vậy, bạn không nên “phó mặc” sức khỏe của con mình cho sự “may rủi”. Bạn hãy là người chăm sóc tốt nhất cho trẻ bằng cách theo dõi sự phát triển của trẻ và hãy cho trẻ đến bác sĩ chuyên khoa nếu có bất kỳ các dấu hiệu bệnh nào mà bạn không thể kiểm soát. 

Dưới đây là một vài các dấu hiệu bệnh mà trẻ có thể gặp phải và cách mà bạn xử trí trước những biểu hiện bất thường đó ở trẻ.

Biếng ăn

Nếu trẻ lười bú nhưng vẫn phát triển bình thường thì có thể bạn không phải lo lắng nhiều. Nhưng nếu trẻ không đòi bú trong 6 tiếng liền thì cũng là một dấu hiệu đáng ngại và bạn cần cho trẻ đi khám bác sĩ.

Tăng cân chậm

Nếu trong những tháng đầu mà trẻ có vẻ tăng cân chậm hay không tăng cân theo nhịp độ bình thường thì bạn cũng cần hỏi ý kiến của các bác sĩ nhi khoa, bởi rất có thể trẻ bị mắc một số bệnh tiềm ẩn nào đó khiến trẻ tăng cân chậm hơn bình thường.

Khóc

Nếu trẻ khóc liên tục trong khoảng một giờ và bạn không thể làm trẻ nín được, hay nếu tiếng khóc của trẻ khác thường. Bạn hãy đưa trẻ đến các bác sĩ nhi khoa để được biết về tình trạng của trẻ nhà bạn.

Nếu trẻ nhà bạn ngày nào cũng khóc vào một giờ nhất định và khóc kéo dài không thể có cách nào làm trẻ nín trong vài giờ cố định đó nhưng không có dấu hiệu bệnh nào khác thì rất có thể trẻ nhà bạn đã mắc chứng đau bụng chiều. Bạn nên xin lời khuyên của bác sĩ bởi chứng đau bụng bình thường thì không có hại gì nhưng đó cũng có thể là biểu hiện của những triệu chứng của những bệnh khác nghiêm trọng hơn.

Các biểu hiện bất thường khác

Lạnh tay và chân: là do khả năng điều hòa thân nhiệt ở trẻ chưa hoàn thiện hoàn toàn. Bạn cần hết sức chú ý để giữ gìn thân nhiệt cho trẻ bởi nếu trẻ bị lạnh thì thân nhiệt của trẻ sẽ hạ rất nhanh, đây là một tình trạng nguy kịch và cần cấp cứu khẩn trương. 

Có xuất hiện những vùng da khô và tróc vẩy: điều này có nghĩa là da của trẻ có hiện tượng thiếu nước, cần được giữ ẩm. Bạn có thể dùng dầu hay kem dưỡng da giành riêng cho trẻ em thoa nhẹ lên vùng da khô đó. 

Da nóng, đỏ và ẩm ướt, đặc biệt là ở vùng cổ hay ngực: là các biểu hiện của việc trẻ bị ấp quá nóng. Điều này cũng nguy hiểm không kém gì so với tình trạng trẻ bị lạnh cóng. Các nhà khoa học cho rằng đây có đây là một yếu tố liên quan tới chứng bệnh đột tử trong nôi ở trẻ nhỏ.

Nước mắt chảy từ một mắt hay cả hai mắt ngay trong những khi trẻ không khóc: đây là triệu chứng cho thấy ống tuyến lệ chưa hoàn toàn được khai thông khiến nước mắt không thể thoát đi được. Hiện tượng này thường gặp ở những trẻ mới sinh và thường thì có thể tự khỏi khi trẻ được một tuổi. Bạn hãy cho trẻ đi khám nếu trẻ nhà bạn vẫn tiếp tục chảy nước mắt khi đã quá một tuổi bởi điều này có thể là dấu hiệu của việc suy giảm chức năng của tuyến lệ ở trẻ và cần được chữa trị kịp thời. 

Ói mửa: nếu chỉ là hiện tượng trẻ trớ lên một chút sữa trong khi bú hoặc ngay sau khi ăn xong thì đây là hiện tượng bình thường và xảy ra ở đa số trẻ nhỏ trong độ tuổi bú mẹ.

Nhưng nếu trẻ có hiện tượng ói mửa hoàn toàn những gì vừa ăn vào thì bạn cần chú ý và cho đi khám bác sĩ chuyên khoa bởi đây rất có thể là bệnh lý ở dạ dày – ruột gây nên. Nếu tình trạng ói mửa kéo dài và trở nên nghiêm trọng thì sẽ rất nguy hiểm bởi có thể khiến cơ thể trẻ bị mất một lượng nước lớn, điều này gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ. Đôi khi, tình trạng ói mửa có sức tống mạnh từ dạ dày có thể khiến thức ăn trong dạ dày phun ra “có vòi” và không thể kiểm soát được. Nếu hiện tượng này xuất hiện liên tiếp trong các lần bú thì bạn nên cho trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Tiêu chảy: trong thời gian trẻ còn bú thì trẻ thường đi tiêu ra phân khá lỏng nhưng nếu trong phân có quá nhiều nước hay phân có màu khác thường thì rất có thể trẻ đang bị tiêu chảy. Đây là chứng bệnh rất nguy hiểm với trẻ bởi chúng có thể khiến trẻ bị mất nước nhanh chóng. Và bạn cần đến sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa nhi nếu trẻ bị tiêu chảy trong sáu giờ liên tục.

Bộ phận sinh dục nổi ban hay sưng đỏ: có thể là hiện tượng bị hăm do tã lót. Hiện tượng này xuất hiện khi tã dùng cho trẻ để bẩn quá lâu. Bởi khi nước tiểu và phân bị phân hủy, amoniac được phóng thích ra khiến da trẻ bị nhiễm trùng và phỏng hay sưng tấy lên.

Sưng phồng quanh rốn: đây có thể là chứng thoát vị do cơ thành bụng yếu. Bạn nên theo dõi nếu thấy có dấu hiệu gì khác thường thì bạn có thể cho trẻ đi khám, còn bình thường thì hiện tượng này có thể mất đi trong vòng một năm.

Bạn cũng cần hết sức chú ý về việc chăm sóc cho những trẻ đẻ thiếu tháng trong những tháng đầu bởi khi đó hệ miễn dịch của trẻ không được hoàn thiện như các trẻ bình thường và dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng đặc biệt là trong các tuần đầu. Cho đến khi trẻ lớn hơn và tăng thêm cân thì bạn hãy giữ cho trẻ cách biệt với những người bị ho hay bị cảm để tránh sự lây lan các vi khuẩn gây bệnh.

Các dấu hiệu biết trẻ cần được đi cấp cứu khẩn cấp 

- Nôn mửa ra mật xanh

- Sốt trên 39 độ C trong hơn nửa tiếng đồng hồ

- Nôn và khóc không ngừng như thể trẻ rất đau

- Khó thở hay thở khò khè hoặc rất nhanh

- Thóp của trẻ căng phồng khi trẻ không khóc

- Nổi những đốm đỏ trên da và không hề bị mờ đi khi ấn lên nốt đỏ đó qua một lớp bóng kính

- Đi ngoài, phân có lẫn chất nhày và máu.

Theo Eva

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trẻ sơ sinh không nên ngủ sấp (18/9)
 Lưu ý tuần đầu sau sinh bé. (16/9)
 Giữ ấm em bé. (16/9)
 Tiêm chủng cho trẻ sinh non khi nào? (12/9)
 Khi trẻ sơ sinh khóc (12/9)
 Vì sao trẻ sơ sinh hay bị trớ sữa (12/9)
 Dinh dưỡng tốt nhất cho não tăng trưởng (8/9)
 Các kỹ năng cần thiết khi chăm sóc trẻ sơ sinh (8/9)
 Bệnh màng trong ở bé sơ sinh (4/9)
 Giúp trẻ sơ sinh phát triển hoàn thiện (4/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i