Trẻ sơ sinh
   Trẻ con phát triển như thế nào
 

Người xưa thường nói: "Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi". Nếu sau ba tháng bé chưa biết lẫy hay 2 tuổi rồi mà vẫn chưa nói được thành tiếng rõ ràng,… thì có bất thường không? Trạng thái tâm lý của trẻ sẽ phát triển như thế nào trong những tháng đầu?

Phát triển thể chất

Thông thường, 3 tháng đầu bé lên cân nhanh, thường trên 800g mỗi tháng, nhưng sang tháng thứ tư bé chỉ tăng trung bình 600g và 2cm chiều cao mỗi tháng. Như vậy, tròn 6 tháng, bé thường có cân nặng gấp đôi lúc sinh và chiều cao khoảng 65cm. Trong giai đoạn này, bạn cũng có thể ước tính cân nặng bé theo công thức:
Cân nặng (kg) = [tuổi (tháng) + 9]/2
Phát triển vận động
Bé của bạn được 4 tháng tuổi sẽ không còn ngủ nhiều như lúc mới sinh mà thức và chơi nhiều hơn. Bé đã có xu hướng nằm nghiêng người muốn lật, nhưng còn vướng tay hoặc thân mình nặng nên chưa tự lật qua được. Nếu được người lớn giúp đỡ cùng những lời động viên, vỗ tay tán thưởng khi bé lật được, bé sẽ thích lắm, cố nhấc cái đầu lên, lắc lư nhìn ngó xung quanh. Sau 4 tháng bé sẽ lật, lẫy dễ dàng. Bé đã giữ vững cổ nên không còn thích bế nằm như trước nữa. Bé thích được bế vác vai hay bế đứng quay mặt ra ngoài và có thể nhìn theo một vật di động mọi hướng. Lúc này, bé đã biết đưa tay đón lấy những gì bạn cho bé, nhìn chăm chú và đưa lên miệng.

6 tháng, bé giữ được thẳng đầu ở mọi phía, cột sống đã khá vững nên bé có thể ngồi dựa. Lúc này, bạn nên tập ngồi cho bé có gối chèn xung quanh. Gối sẽ giúp bé giữ được thăng bằng và bảo vệ bé khi bé lỡ bị lật. Khi đặt nằm sấp, bé có thể xoay tròn, trườn và tự thích thú chơi giữ thăng bằng với cái bụng của mình. Bạn đừng quên rằng, ngay trước khi biết lật, bé cũng có thể rơi xuống đất. Bởi vậy, chớ có bao giờ để bé trên một mặt bằng cao mà không có người trông coi, kể cả trên giường.
Bàn tay bé cũng đã khéo léo hơn, bé có thể nhặt được những vật nhỏ như viên bi bằng 5 ngón tay. Nếu bé chụp lấy rất nhanh những món bạn đưa cho, cầm trong tay khá lâu, đồng thời có thể chuyển từ tay này sang tay kia chính xác, thì em bé của bạn khá thông minh và nhanh nhẹn đấy. Ngoài ra, bé cũng biết dùng tay "thám hiểm" các phần trên cơ thể mình như miệng, má, tai, chân…
Phát triển ngôn ngữ, cảm xúc và giao tiếp
Ngay khi bé 4-6 tuần tuổi, bé đã có thể bày tỏ cảm xúc với bạn bằng cách nín khóc khi nghe giọng của bạn hát ru hay nói chuyện với bé. Có lúc, bé bày tỏ tình yêu với bạn bằng những nụ cười chúm chím đầu tiên. Tới 4 tháng bé đã tỏ ra thích thú khi thấy những khuôn mặt thân thuộc đùa vui trò chuyện với mình và có thể cười to thành tiếng, thỏ thẻ, ríu rít những tiếng nói sơ khởi nhưng vô nghĩa. Lúc nghe tiếng nói thân thuộc của mẹ mà không nhìn thấy, bé biết định hướng và quay đầu tìm. Đây cũng là lúc bé biết phân biệt người lạ và có thể sợ hãi, khóc thét lên khi người lạ đến gần, bế bé.
Ngay từ tuổi này, những cảm xúc của cha mẹ và mọi người xung quanh như: vui mừng, quan tâm, tức giận,… khi tiếp xúc với bé sẽ được phản ánh lại trên nét mặt bé với các mức độ và tính phức tạp tăng dần. Sự tiếp xúc trực tiếp giữa bé và mọi người biểu lộ khả năng của bé trong việc chia sẻ cảm xúc, là bước đầu tiên trong quá trình phát triển giao tiếp, đồng thời cũng thể hiện sự phát triển của bé trong các quan hệ xã hội.
Những bé có cha mẹ hay buồn phiền, có bệnh lý tâm thần, hay căng thẳng tâm lý thì sẽ có biểu hiện khác thường, ít vận động, không đùa giỡn hay thủ thỉ với cha mẹ. Khi khó chịu, thay vì giận dữ, chúng thường bày tỏ thái độ thờ ơ và không quan tâm đến sự có mặt của cha mẹ. Khi lớn lên, chúng thường cô lập, khó biểu lộ cảm xúc và thiếu cố gắng hòa hợp trong các mối quan hệ xã hội.
Quá trình phát triển thể chất, vận động và tâm sinh lý của bé luôn có sự tương tác, thúc đẩy lẫn nhau, tạo ra sự phát triển liên tục và hài hòa. Tuy nhiên, một trẻ bình thường cũng có thể phát triển sớm hay muộn hơn về một chức năng nào đó. Có thể em bé của bạn đã 6 tháng tuổi mà cũng chẳng chịu lật, lẫy hay trườn bò, nhưng vẫn tăng cân đều, khỏe mạnh, hoạt bát và vui vẻ, thì cũng chẳng qua là bé "trốn lật" hay "trốn bò" mà thôi. Bạn hãy thường xuyên chơi đùa, chuyện trò với bé, không những giúp bé phát triển khả năng vận động mà còn tạo cơ hội "giao lưu" để bé cảm nhận được tình thương yêu từ bạn - nền tảng sự phát triển cảm xúc của bé.

 

Theo BS. Phan Thị Hiền Thu, SK306 - http://www.suckhoe360.com/Me-va-be-yeu/Phat-trien-the-chat/tre-con-phat-trien-nhu-the-nao.php

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tăng sức phòng vệ cho trẻ sơ sinh (27/2)
 Một số bệnh ngoại khoa thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách chăm sóc (21/2)
 Đưa nôi quá mạnh có thể gây tổn thương não trẻ (20/2)
 Hãy đánh thức bé để cho bú? (20/2)
 Để bé không bị suy dinh dưỡng (20/2)
 Bé yêu của bạn bao nhiêu tháng tuổi? (20/2)
 Vì sao cần tắm thường xuyên cho trẻ sơ sinh? (11/2)
 Bú nhiều sữa mẹ tránh nguy cơ sưng phổi và viêm tai giữa (11/2)
 Cảnh giác với vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh (11/2)
 Viêm mũi ở trẻ sơ sinh có thể nguy hiểm (11/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i