Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Điều kỳ diệu của nhạc Mozart


Mozart được nghe nhạc trước khi sinh ra và chưa đầy 4 tuổi ông đã bắt đầu soạn nhạc. Tất nhiên không phải trẻ em nào cũng có thể soạn nhạc ngay từ trong bụng mẹ và trong những tháng đầu tiên của cuộc đời có thể chơi được nhạc như thiên tài của chúng ta. Nhưng theo ông Don Campbell, một nhạc sĩ, là thầy giáo, cũng là tác giả của đĩa nhạc bán chạy nhất năm 1997 "The Mozart Effect", một bản nhạc nhỏ nhưng đưa lại cho ta một kho tàng lợi ích quý báu. "Sức mạnh của âm nhạc đã làm được với những chuẩn mực và sực hài hoà của nhận thức" Campbell cho biết. Những gì chúng ta tìm kiếm từ âm nhạc là kiểu mẫu, sự duyệt tập các ngón tay liên tục, biến tấu, sự rõ ràng, bao gồm tất cả nhưng không quá nhiều. Campbell là một người Mỹ đã đi khắp thế giới giảng dạy về những lợi ích của âm nhạc, và cũng là người đã cho ra đời một seri CD "Ảnh hưởng nhạc Mozart" (Mozart effect) với những bản biên soạn dành cho đứa bé từ những bào thai còn chưa được sinh ra đến những đứa bé chập chững đi học. Những đĩa nhạc này không có mục đích tạo ra những đứa trẻ phi thường hay khuyến khích bố mẹ đề cao Mục đích chính của nó là khuyên bố mẹ, giáo viên, thấy được vai trò của âm nhạc như là "chất xúc tác đầy quyền năng để chữa những tổn thương, tạo ra sự sáng tạo và phát triển. Khi nghe những đĩa nhạc này có thể bạn trở nên thông minh hơn, và ru ngủ được trẻ em. Những cái đó được gọi là nhận thức âm nhạc. Âm nhạc đi vào tài chúng ta như một ngôn ngữ nó trở thành công cụ của cảm xúc và biểu hiện Âm nhạc cũng được oi như là liều thuốc để được hạnh phúc hơn, khoẻ mạnh hơn, trẻ em hội tụ được nhiều hơn. là phương pháp đẩy lùi các tệ nạn. Nghiên cứu của các chuyên gia được xuất bản năm 1997 đã phát hiện rằng những đứa trẻ trong thời kỳ mang thai được nghe nhạc cổ điển trong thời kỳ được chăm sóc chu đáo thì nặng cân hơn, xuất viện sớm hơn và có cơ hội sống sót nhiều hơn so với những đứa trẻ không nghe nhạc Một bảng thống kê năm 1998 được thực bởi một trường đại học của Mỹ chuyên thực hiện những bài kiểm tra năng khiếu trong học tập đã chỉ ra rằng những sinh viên nào từng hát hay chơi một nhạc thì điểm cụ nào đó thì điểm số cao hơn đến 52 so với những người không chơi một nhạc cụ gì. Không những vậy âm nhạc cũng có thể làm nhữgn điều kỳ diệu với người lớn. Những nhà khoa học của trường Đại học Washington đã thấy rằng độ chính xác của 90 văn bản soạn thảo tăng lên 21,3% khi họ nghe nhạc cổ điển. NHƯ BÌNH (Theo Reuters)