Mang thai và sinh đẻ
   Bà bầu tắm nước nóng không đúng cách có thể gây hại thai nhi
 

Nhiều mẹ bầu thường có thói quen ngâm mình trong bồn nước nóng để thư giãn. Tuy nhiên, việc làm này có thể sẽ gây hại đến sự phát triển của thai nhi. Cụ thể, các mẹ hãy cùng tìm hiểu nhé!

Thực tế, việc phụ nữ mang thai tắm nước nóng hay tắm nước lạnh không ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của em bé trong bụng. Tuy nhiên, khi mẹ bầu tắm nước nóng, nhất là ngâm mình trong bồn nước nóng có thể sẽ khiến thân nhiệt của họ tăng cao hơn bình thường, và đây chính là "nguyên nhân" gây hại đến sự phát triển của con. Theo nghiên cứu, khi thân nhiệt của bà bầu tăng cao trên 38,3 độ C, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ, em bé trong bụng có nguy cơ dị tật bẩm sinh cao hơn. Thậm chí, theo khuyến cáo, các mẹ bầu không nên để thân nhiệt cơ thể vượt quá 39 độ C để tránh những tác hại có thể gây ra cho con yêu của mình.Mẹ bầu hãy tuân theo bảng chỉ dẫn sau đây:

Nhiều mẹ bầu thường có thói quen ngâm mình trong bồn nước nóng để thư giãn​

1/ Thời gian tắm

- Mẹ bầu không nên tắm sau khi vừa thức dậy, nhất là với những ai có tiền sử huyết áp thấp- Các mẹ cũng không nên tắm muộn sau 23 giờ- Bà bầu không nên tắm sau khi ăn quá no, vì sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Ngoài ra, tắm sau khi ăn no cũng có thể khiến bạn dễ bị cảm lạnh hơn. Sau khi ăn, các mẹ nên nằm nghỉ để cơ thể tiêu hóa phần nào thức ăn rồi mới đi tắm.- Bầu không nên tắm quá lâu, chỉ nên tắm khoảng 10 phút mỗi lần.

2/ Nhiệt độ nước tắm

​Nếu pha nước tắm, các mẹ nên pha nước lạnh trước rồi mới đến nước nóng. Bầu có thể dùng nhiệt kế hoặc dùng khuỷu tay để đo nhiệt độ nước tắm.

Bầu tắm nước quá nóng sẽ làm các mao mạch trên da bị giãn nở, hạn chế lưu lượng máu cung cấp cho tim và có thể gây tác động lên tim. Ngược lại, nếu mẹ tắm nước quá lạnh sẽ khiến các mạch máu trong cơ thể co lại, gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Vì vậy, bà bầu nên tắm nước vừa đủ ấm, không nên quá nóng hoặc quá lạnh. Tốt nhất, nhiệt độ nước tắm nên trong khoảng 36 độ C.

3/ Lưu ý khi tắm

- Khi cơ thể mẹ bầu nóng bức đổ mồ hôi khó chịu hoặc khi bị sốt nhẹ, bạn nên dùng khăn lau khô mồ hôi trên người hoặc chờ cho cơ thể tự ráo mồ hôi rồi mới đi tắm. Lúc này lỗ chân lông trên da mẹ đang nở rộng nếu tiếp xúc với nước sẽ làm tăng nguy cơ cảm lạnh, ho sốt kéo dài, thậm chí có thể dẫn đến viêm phổi.- Bầu nên nhớ không nên sử dụng máy lạnh, điều hòa nhiệt độ sau khi tắm vì có thể dẫn đến khó thở, làm máu lên não chậm, ảnh hưởng đến hoạt động của tim và huyết áp.- Trong quá trình tắm, nhất là tắm nước nóng, lượng nước trong cơ thể mẹ bầu sẽ bị "tiêu tốn" đáng kể. Vì vậy, trước khi tắm, mẹ nên bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể.​

Theo Lamchame.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Làm thế nào hết đau bụng tiêu chảy khi mang thai (2/3)
 Bạn có thể sắp làm mẹ nếu có 7 dấu hiệu “chẳng mấy liên quan” này (29/2)
 7 điều mẹ bầu cần phải biết ở tuần mang thai thứ 39 (29/2)
 Tranh cãi xung quanh việc phụ nữ mang thai ăn cá nhiều con sẽ bị béo phì (26/2)
 Kiêng cữ đúng cách cho sản phụ ngày lạnh giá (26/2)
 Kiêng cữ cho phụ nữ mới sinh ngày lạnh giá (25/2)
 Kinh Nghiệm Thở, Rặn Cho Mẹ Bầu Khi Chuyển Dạ (24/2)
 Bà bầu và Huyết áp cao (24/2)
 4 dấu hiệu cho thấy bạn sẽ đẻ thường cực nhanh (23/2)
 U xơ tử cung khi mang bầu: Cẩn thận sẩy thai! (23/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i