Mang thai và sinh đẻ
   Những vấn đề hậu sản
 

Sau sinh, người phụ nữ gặp phải nhiều vấn đề về thể chất lẫn tinh thần: nhiễm khuẩn, băng huyết, trầm cảm, sản dịch, bí đại tiểu tiện,...

Hậu sản là thời gian 4-6 tuần sau sinh.

Các vấn đề hậu sản thường gặp

Trầm cảm: Người mẹ có thể rơi vào trạng thái vui, buồn lẫn lộn, dễ xúc động, dễ cáu giận, hay có cảm giác bồn chồn, ăn uống không thấy ngon miệng. Nếu tình trạng trên kéo dài trên 2 tuần, nên đưa sản phụ đến gặp bác sĩ tâm lý hoặc tâm thần để có biện pháp điều trị thích hợp.

Ngay từ khi mang thai, bà bầu nên có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý để tránh tình trạng thiếu máu, suy dinh dưỡng, đặc biệt cần phát hiện và điều trị triệt để các trường hợp nhiễm khuẩn sinh dục trước sinh.

Sau sinh, người thân cần quan tâm chia sẻ và giúp đỡ sản phụ chăm sóc bé để mẹ có đủ sữa cho con bú đồng thời nhanh chóng lấy lại vóc dáng. Ăn uống quá kiêng khem không phù hợp với phụ nữ nuôi con mọn.

Ngoài ra, sản phụ nên vận động hằng ngày bằng cách đi lại nhẹ nhàng trong vòng 16 - 20 phút để phục hồi sức khỏe nhanh hơn.

Bí đại, tiểu tiện sau sinh: Có rất nhiều nguyên nhân nhưng thông thường thì khi sản phụ sinh con, ngôi thai xuống thấp, thường là đầu thai nhi đè vào cổ bàng quang hay niệu đạo gây ứ đọng nước tiểu làm bàng quang căng giãn, khi giãn nhiều làm mất trương lực, làm co thắt cơ cổ bàng quang gây nên hiện tượng bí tiểu.

Ngoài ra, trường hợp trong lúc sinh phải cắt tầng sinh môn để giúp cho đầu thai nhi sinh ra được dễ dàng, sau sinh phải khâu lại, các vết khâu bị sưng nề làm cho người mẹ khi đi tiểu không dám rặn tiểu vì đau. Sau khi sinh, bàng quang không nhạy cảm với kích thích khi nước tiểu đầy gây bí tiểu. Ngoài ra khi bí tiểu, động tác thông tiểu nhiều lần gây viêm bàng quang, làm cho triệu chứng bí tiểu thể hiện rõ.

Để phòng tránh, sau khi sinh, người mẹ cần sớm vận động nhẹ nhàng, tập rặn tiểu bình thường theo tư thế tiểu tự nhiên. Không nên lo sợ đau đớn đối với vết khâu tầng sinh môn mà nín tiểu. Uống nhiều nước, vệ sinh vùng âm hộ sạch sẽ bằng nước sạch và dung dịch rửa vệ sinh phụ khoa.

Nhiễm khuẩn hậu sản: Nhiễm khuẩn hậu sản là các nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục và thâm nhập vào cơ thể phụ nữ bằng cách ngược dòng âm đạo hoặc cổ tử cung, hoặc qua các tổn thương của cơ quan sinh dục trong khi sinh. Nhiễm khuẩn hậu sản thường gặp là nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo, tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm phúc mạc khu trú...

Bác sĩ sản khoa lưu ý, trong thời kỳ hậu sản, nếu vẫn còn sản dịch thì phụ nữ không nên quan hệ tình dục để tránh nhiễm trùng.

Ngoài ra, khoảng 7-10 ngày sau khi sinh, sản phụ nên đi khám lại để chắc chắn đã hồi phục sức khỏe và phát hiện những biến chứng nếu có. Trong trường hợp có cơn đau tử cung dữ dội, hoặc sản dịch có màu đỏ tươi, ra không ngừng, sản phụ cần ngay lập tức tới gặp bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời và phù hợp.

Những điều cần tránh

Không quên bổ sung các vi chất cần thiết: Đó là các chất sắt, canxi, vitamin A, D... chỉ trông đợi từ nguồn thức ăn hàng ngày là không đủ, mà sản phụ cần bổ sung những vi chất này thường xuyên, bằng cách dùng thuốc từ giai đoạn mang thai cho đến nhiều tháng sau khi sinh.

Không tự ý dùng thuốc: Sản phụ không nên tự ý sử dụng thuốc, kể cả thuốc bổ, trong thời gian cho con bú để không ảnh hưởng tới chất lượng sữa cũng như sức khỏe của em bé.

Không nên kiêng tắm gội quá lâu: Mặc dù rất khó chịu do cả ngày sữa chảy đầm đìa, mồ hôi nhễ nhại nhưng chị em vẫn cố nhịn tắm gội vì kiêng. Thực ra chỉ cần kiêng tắm gội trong khoảng một tuần, nhưng trong thời gian này sản phụ nên lau người nhẹ nhàng và thay quần áo thường xuyên.

Không ngồi nhiều, luôn cho con bú trong tư thế ngồi: Cơ thể người phụ nữ vừa mới sinh còn yếu, xương cốt vừa phải trải qua một trận "tập dượt" khá nặng nên chưa thể trở lại ngay trạng thái bình thường. Nếu ngồi nhiều sẽ dễ mắc chứng đau lưng kinh niên. Hơn nữa, tử cung bị co thắt mạnh chưa hồi phục, việc ngồi quá nhiều, nhất là ngồi xổm khiến cho tử cung có thể bị sa. Điều này gây nguy cơ đối với sức khỏe cũng như những lần sinh sau của sản phụ. Tốt nhất là nên đi lại nhẹ nhàng 1, 2 lần trong ngày để cơ thể được vận động, từ đó điều hòa khí huyết.

Không nằm phòng quá kín: Sản phụ sau sinh nằm trong phòng quá kín cũng như mặc thật nhiều quần áo có thể gây bất lợi cho cả mẹ và bé. Trước hết là vấn đề không khí lưu thông trong phòng: nếu phòng đóng kín cửa, không có không khí lưu thông sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây bệnh cho cả mẹ và bé.

Bên cạnh đó, cả mẹ và bé đều cần được tắm nắng mỗi ngày để giúp cho cơ thể mẹ phục hồi sức khỏe và giúp bé mau phát triển. Tốt nhất là mẹ và bé nên tắm nắng trước 8h, và không nên tắm nắng quá 30 phút.

Theo Webphunu

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Những lý do để các mẹ nên sinh con liền nhau (28/5)
 6 đồ ăn nhẹ bà bầu có thể ăn trong khi đói (28/5)
 9 cách giúp thai nhi vui vẻ (27/5)
 Bổ sung vitamin E giúp dễ thụ thai? (27/5)
 Nghỉ ngơi tại giường không làm giảm nguy cơ sinh non (23/5)
 Những điều nên biết khi mang thai ở tuổi 40 (23/5)
 Những động tác giãn cơ tốt cho sức khỏe mẹ bầu (22/5)
 "Bảo dưỡng" hệ thống sinh sản đúng cách (21/5)
 Kinh nghiệm 'trốn nóng' của bà bầu (21/5)
 4 điều mẹ bầu nên biết khi bổ sung axit folic (20/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i