Mang thai và sinh đẻ
   Chuyện những bà bầu "xanh mặt" vì ốm nghén
 

Khi mang thai, các hormone trong cơ thể thay đổi khiến nhiều chị em bị ốm nghén.

Nghén ngẩm là hiện tượng bình thường mà rất nhiều chị em mắc phải. Phần lớn chị em sẽ bị nghén suốt 3 tháng đầu, số ít sẽ bị nghén trong cả quá trình mang thai.

Xanh mặt vì ốm nghén

Nói chủ đề gì chứ riêng chủ đề về ốm nghén với chị Huệ (Đường Bưởi, Hà Nội) thì nói cả ngày không hết. Chị hài hước chia sẻ: "Từ lúc mất kinh cho đến 3 tháng đầu, mình bị nghén ‘te tua'. Không ngày nào là mình không nôn ít nhất 10 lần, người bạn thân thiết của mình chính là cái toilet".

Chỉ cần ngửi thấy mùi cơm nóng, mùi lẩu là chị nôn òng ọc bất kể đang làm gì, đang đi đâu. Anh chị em trong công ty cũng đã quá quen với cảnh đang yên đang lành bỗng dưng thấy chị chạy xồng xộc vào nhà vệ sinh và ở lì trong đó.

Chị Huệ đang bước sang tháng bầu thứ 4, chị mừng rỡ khi những cơn nghén xuất hiện có vẻ ít hơn trước, tuy thế cơm cháo, miến phở... chị "đầu hàng", cố cũng không thể ăn được; chị thèm ăn và ăn ngon lành với món bánh lương khô - một món ăn mà trước đây chỉ khi bé xíu chị mới ăn.

Mỗi khi nhìn chị nhai rau ráu món này, mọi người trong công ty, gia đình đều phải phì cười.

Chị Lan (Hoàng Cầu, Hà Nội) vẫn còn nhớ như in cảm giác nghén "kinh hoàng" của mình. Chị khá may mắn là chỉ nghén 1 tháng đầu, tuy thời gian ít nhưng thời điểm đó với chị quả là đáng sợ.


Khi mang thai, các hormone trong cơ thể thay đổi khiến nhiều chị em bị ốm nghén (Ảnh minh họa)

Đi đến đâu, chị cũng nơm nớp lo sợ mình "phóng uế". Mẹ chồng làm cá, đang định lon ton vào làm cùng thì vừa ngửi mùi tanh nồng, chị đã "ọe ọe" rồi chạy một mạch ra ngoài nằm thở; ra chợ mua đồ thì vừa ngửi thấy mùi thịt (cái mùi mà trước giờ chẳng bao giờ chị ngửi thấy), chị cũng phải bịt mũi nín thở đi qua thật nhanh.

Tuần đầu tiên hầu như chị không ăn được gì, cứ ăn vào là nôn. Sau 1 tuần sọp cân đi trông thấy, đi khám chị được bác sỹ cho nhập viện để truyền nước và gluco. Sau 1 ngày rưỡi liên tục truyền 7 chai, chị xanh xao, mệt mỏi.

Nếu như trước đây chị dễ ngủ, sấm đánh bên tai chị chẳng xi nhê thì giờ đêm nào chị cũng nằm trong tình trạng khó ngủ vì đói lả, đầy bụng hoặc nóng ruột. Chị còn được ví như cái đồng hồ, cứ đến 4 giờ chiều, chị lại bưng mặt chạy vào toilet để "ọe ọe''.

Không những thế, cứ nhìn thấy chồng chị lại lên cơn nghén. Trước hai vợ chồng chị như đôi chim cu, đi đâu cũng có nhau, giờ thì anh đi trước, chị đi sau. Trong tháng đầu tiên đó ngoài mùi thịt cá, chị còn nghén cả mùi chồng. Thậm chí chỉ cần nhìn thấy anh ở đằng xa chị đã "ọe ọe" rồi nôn thốc nôn tháo, nôn như được mùa.

Tủi thân lắm nhưng anh cũng chẳng biết làm thế nào để giúp vợ, anh chỉ còn biết "dọn dẹp quần áo của mình cho thật cẩn thận lỡ chị ngửi thấy mùi lạ thì khổ".

Cùng cảnh nghén vô tội vạ là chị Thủy (Võ Thị Sáu, TP HCM). Người khác còn có cái này cái kia để ăn tạm, đằng này chị chẳng ăn được gì thậm chí là uống nước lọc.

Sáng nào chị cũng "tung hoành" trong nhà vệ sinh 1 tiếng để vừa vệ sinh thân thể và vừa chống chọi lại những cơn nôn khan khó chịu mà thai kỳ đem lại. Từ ngày mang bầu bé Ken, chị suốt ngày chạy đôn chạy đáo vào viện để truyền nước.

Sau 2 tuần mang bầu, chị tụt những 3 kg, lo lắng con thiệt thòi, phát triển không tốt, chưa thử nhiều cách nhưng chị đoan chắc, mình thử "cách giời cũng sẽ thế mà thôi", cuối cùng chị tấm tắc khi được bạn rỉ tai cách truyền nghén cho chồng.

Thế là một buổi tối, chị phục kích lúc chồng ngủ say, chị bước qua bước lại người chồng 7 lần. Thế nhưng chẳng thấy có gì khác lạ trong người, chị vẫn nghén và chồng vẫn khỏe.

Cách hay trị ốm nghén

Trên diễn đàn về bà bầu, chủ đề trị ốm nghén được rất nhiều chị, nhiều mẹ quan tâm, chia sẻ.

Chị Chi (Bắc Giang) trước đây cũng là một bà bầu "nghén hạng nặng" nhưng chị cho rằng khi áp dụng vài cách sau, chị giảm hẳn những triệu chứng khó chịu đó. Sau một chuỗi ngày vật lộn với nghén, chị có mặt tại bệnh viện để truyền nước, các bác sĩ ở đây đã dặn chị mỗi ngày uống 2 viên vitamin B5.

"Quả nhiên, mình đỡ hẳn, ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, nếu bạn thử theo cách này, bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ nhé", chị nói.

Ngoài ra, chị Chi cũng cho rằng hạn chế những đồ ăn tanh, nồng, cay quá, chua quá cũng khiến giảm triệu chứng nghén ở bà bầu. Một người bạn thân suốt ngày ở trong túi chị dù đi đâu đó là vài lát chanh tươi, cứ khi nào chị "lên cơn", chị lại lôi ra ngửi hoặc thả vào cốc nước lọc để uống. Vị chua nhẹ, thanh mát của chanh đã khiến chị thoải mái và không còn nghén nữa.

Chị Thùy (Long Biên, Hà Nội) chia sẻ về cách trị ốm nghén của mình như sau: Chia nhỏ bữa ăn, không ăn quá no dù đang đói. Sau ăn không đánh răng luôn vì điều này có khả năng gây nôn; tập thể dục đều đặn, đi bộ và yoga dành cho bà bầu.

Theo Afamily

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Giật mình với những kiểu kiêng khem sau sinh thái quá (10/5)
 Suýt mất con yêu vì ham ăn uống (10/5)
 Thai nhẹ cân vì mẹ bầu mặc quần áo chật (9/5)
 Điều nên biết khi mẹ bầu làm đẹp (9/5)
 Dở khóc dở cười chứng kiến hiện tượng lạ khi mang thai (8/5)
 Sự thật mẹ bầu nên biết khi ăn dứa (8/5)
 Chăm sóc “cô bé” sau sinh nở (7/5)
 9 điều cần tránh suốt thai kỳ (7/5)
 Cảnh báo 7 dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai (6/5)
 Chiêu "độc" của các mẹ khi thông báo tin... có bầu (6/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i