Vui chơi cùng trẻ
   Dạy bé chập chững về hình khối
 

Có thể bắt đầu dạy bé mới biết đi của bạn kiến thức về hình học. Hãy tận dụng mọi lúc để gọi tên và chỉ cho bé thấy những hình dạng khác nhau.

- Hãy mua và đọc cho bé những cuốn sách về hình khối. Bé có thể nhận ra sự khác biệt về hình dạng lúc được 18 tháng tuổi. Bạn càng chỉ cho bé nhiều hình, bé càng sớm hiểu được những hình đó.

 

Hình khối có ở khắp mọi nơi.

- Mua đồ chơi có hình dạng khác nhau hoặc đồ chơi dạy bé về hình khối. Có rất nhiều đồ chơi giúp bạn vừa dạy bé về hình khối, vừa dạy bé về màu sắc. Những miếng lót sàn nhà dạng xốp cũng thúc đẩy việc học về hình khối ở bé.

- Nói chuyện với con về hình dạng. Có rất nhiều ví dụ trong cuộc sống hàng ngày bạn có thể dạy con, cả hình khối và màu sắc. Nói với bé những câu như: "Ồ, con có một quyển sách hình vuông hay hình chữ nhật?", "Con thích ăn bánh sandwich tam giác phải không?", "Con muốn mẹ bổ quả táo này theo hình vuông hay hình tròn?"... Cách này giúp bạn vừa luyện kỹ năng ngôn ngữ cho con, vừa dạy con về sự khác nhau của hình khối.

- Chỉ các hình dạng khi hai mẹ con ra khỏi nhà. Cuộc sống xung quanh có vô số hình khối mà bạn có thể chỉ cho bé chập chững của bạn. Chỉ cho bé hoa quả hình tròn ở cửa hàng tạp hóa. Hãy để bé xem tiền xu hình tròn, tiền giấy hình chữ nhật khi bạn mua hàng. Chỉ cho bé những lốp xe tròn của ôtô. So sánh hình dạng khác nhau giữa ngôi nhà nhà bạn và ngôi nhà hàng xóm.

- Chơi những trò chơi hình dạng. Mua những khối hình khác nhau và xây thành tháp. Hỏi bé xem tháp mới xây có hình gì và để bé thêm một khối hình vuông vào đỉnh của tháp. Khi tháp bị đổ, hãy yêu cầu bé phân loại hình vuông và hình tam giác.

- Bạn hãy chuẩn bị: bút vẽ, giấy màu, keo dán và kéo thủ công. Vẽ là cách tốt nhất dạy bé về hình khối lại giúp bé tăng sáng tạo. Bé tô màu theo khối hình của mẹ hoặc bé vẽ khối hình, bạn giúp con cắt dán.

- Khi đi công viên, có thể giúp bé tạo hình trên cát bằng ngón tay hay một cái que. Hoặc bạn hướng dẫn bé vẽ hình với phấn trên bảng.

Lưu ý: Bé mới biết đi đang học kỹ năng mới và rất dễ nhầm lẫn; chẳng hạn, bé có thể gọi một hình tam giác là hình tròn. Bạn không nên khiển trách hay quát mắng con. Chẳng bao lâu nữa, bé sẽ biết phân biệt hình khối.

Theo Mevabe

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Dấu hiệu vui vẻ ở bé (5/7)
 Bột nặn - Đồ chơi an toàn mẹ làm cho bé! (5/7)
 Hè này, con học làm "kình ngư" (29/6)
 Dạy con nhanh nhẹn, khéo léo từ khi 7-10 tháng tuổi của người Nhật (23/6)
 Cho bé vận động hợp lý (23/6)
 Mẹ rảnh tay, con thích thú (17/6)
 Vài trò vui cho bé 1-2 tuổi (17/6)
 10 cách kích thích giác quan cho bé (15/6)
 Phát triển nhận thức cho bé 9-12 tháng tuổi (15/6)
 Đem lại tiếng cười cho bé (15/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i