Vui chơi cùng trẻ
   TV và trẻ em dưới 3 tuổi
 

 

Cho tới hiện tại, hầu hết các bậc cha mẹ đã nghe về những cuộc nghiên cứu khuyến cáo không nên để trẻ quá nhỏ tiếp xúc với ti vi nhiều. Nhưng thực tế, gần ¾ trong số những trẻ sơ sinh và trẻ chập chững biết đi bị đặt vào tình trạng vô tình hay cố ý tiếp xúc với các chương trình truyền hình trước khi chúng 2 tuổi.

 

Vậy chính xác thì các mối nguy hại đó là gì? Có chương trình truyền hình hay video nào có thể chấp nhận cho trẻ rất nhỏ không? Những cuộc nghiên cứu về sự ảnh hưởng của truyền hình tới trẻ nhỏ là khá hiếm, chuyên gia về truyền thông dành cho trẻ em - Shelly Pasnik - đã thực hiện một cuộc tìm hiểu và khảo sát nhanh để trả lời cho những thắc mắc phổ biến nhất về trẻ em nhỏ với ti-vi.

 


 

1. Sự phổ biến của truyền hình trong cuộc sống của trẻ em nhỏ tới mức nào?

Vô cùng phổ biến.

Xem xét những phát hiện sau đây từ một cuộc nghiên cứu được tiến hành bởi một tổ chức gia đình The Kaiser Family Foundation:
Với trẻ em dưới 2 tuổi:
• Hơn 4/10 (43%) trẻ dưới 2 tuổi xem TV mỗi ngày, và gần 1/5 (15%) xem video hay DVD hàng ngày.
• Hầu hết các bậc cha mẹ (88%) có trẻ dưới 2 tuổi xem TV mỗi ngày đều nói rằng họ cùng ở trong phòng với con khi chúng xem TV (toàn thời gian, hay phần lớn thời gian.)
• 74% trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi xem TV trước khi chúng 2 tuổi.
Với trẻ em dưới 6 tuổi:
• Trung bình, chúng mất khoảng 2 giờ mỗi ngày ngồi trước màn ảnh truyền hình - số lượng thời gian tương tự khi chúng chơi ngoài trời, và 3 lần nhiều hơn so với khi chúng đọc hoặc được đọc truyện cho nghe.
• 77% tự bật TV.
• 71% yêu cầu chương trình video hay TV yêu thích.
• 67% yêu cầu một chương trình cụ thể.
• 62% sử dụng điều khiển từ xa để thay đổi chương trình TV.
• 71% yêu cầu xem DVD yêu thích của chúng.
Để có thêm thông tin, tham khảo tại báo cáo của The Kaiser Family Foundation: Children and Electronic Media.

2. Có rất nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của truyền hình tới trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi đúng không?

Đáng ngạc nhiên là rất ít.

Qua 3 thập kỉ gần đây nhất, nhiều cuộc nhiên cứu tập trung vào truyền hình với trẻ em, với một số lượng đáng kể tập trung vào trẻ lứa tuổi mẫu giáo. Cho tới hiện nay, trẻ sơ sinh và trẻ mới tập đi nhận được sự quan tâm hạn chế hơn. Điều này bắt đầu thay đổi với những chương trình gây tiếng vang lớn và những sản phẩm nhằm vào trẻ rất nhỏ: Ví dụ như video dành cho trẻ sơ sinh, đã bùng nổ - nhưng một cuộc nghiên cứu lớn và nghiêm túc hơn là rất cần thiết.

Một tạp chí nghiên cứu mới đây đã được phát hành bởi tổ chức National Literacy Trust (Anh) và Kaiser Family Foundation. Mặc dù vài cuộc nghiên cứu gợi ý đề xuất các chương trình thích hợp với từng lứa tuổi có thể giúp trẻ mẫu giáo học về ngôn ngữ, nhưng những nghiên cứu tập trung vào trẻ mới biết đi (dưới 3 tuổi) lại ít hơn nhiều. Chỉ có vài bằng chứng rằng trẻ em trước 18 tháng có phản ứng về thị lực với các chương trình truyền hình có chữ viết phụ đề, nhất là nếu chữ hiển thị mang chất lượng cao. Nhưng nhiều nghiên cứu khác lại gợi ý trẻ dưới 22 tháng học từ ngữ hiệu quả từ TV hơn so với tương tác với người lớn.

3. Việc xem TV sẽ choán chỗ của các hoạt động khác, như việc chơi bên ngoài chẳng hạn, đúng không?

Không hoàn toàn đúng với trẻ em từ 6 tháng tới 3 tuổi.

Tuy nhiên, từ 4 tới 6 tuổi, trẻ em có xu hướng hoạt động nhiều hơn và tự chủ hơn, vì vậy có thể có một sự liên quan ở đây. Những đứa trẻ xem nhiều ở lứa tuổi này tốn trung bình khoảng 39 phút ít hơn mỗi ngày để chơi bên ngoài và 8 phút ít hơn mỗi ngày để đọc so với các trẻ em không xem TV nhiều. Không rõ rằng tại sao điều này lại xảy ra. Ví dụ, trẻ em xem TV nhiều hơn có thể bởi vì chúng không thể ra ngoài; hay có thể trẻ không ra ngoài chơi nhiều vì chúng xem TV quá nhiều.

4. Có vấn đề nguy hại nào không nếu trẻ nhỏ xem TV?

Có.

Các chương trình được thiết kế tốt có cân nhắc tới giai đoạn phát triển của trẻ em dường như có một chất lượng giáo dục cao hơn so với các chương trình hướng tới mục đích phát triển sức khỏe.
Thậm chí còn quan trọng hơn cả so với nội dung và kết cấu một chương trình, đó là việc bạn cần đóng vai trò của một người cùng xem với trẻ. Bằng cách xem cùng con cái, một bậc phụ huynh có thể tìm ra những cách tương tác trong suốt quá trình xem phim và đạt được lợi ích trong việc tận dụng các cơ hội học tập được lồng vào trong một chương trình.

5. Liệu khoa học về trẻ em có khuyên phụ huynh không cho con xem TV trước 2 tuổi không?

Có.

Trong năm 1999, Học viện nhi khoa Mỹ (AAP) đã ban hành một chính sách tuyên bố về phương tiện truyền thông và trẻ em. Theo đó, tổ chức này thảo luận về những lợi ích mà các phương tiện giáo dục truyền thông có thể đem lại, cũng như những vấn đề nguy hại tới sức khỏe do TV gây ra cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 2 tuổi. Cụ thể, AAP cho biết:
"Các bác sĩ nhi nên thúc giục ngay các bậc phụ huynh chống lại việc xem ti-vi với trẻ dưới 2 tuổi. Mặc dù các chương trình ti vi nhất định có thể đẩy nhanh quá trình phát triển với lứa tuổi này, nghiên cứu về sự phát triển não bộ trong giai đoạn đầu tiên cuộc đời chỉ ra rằng trẻ sơ sinh cho tới biết đi có một nhu cầu quan trọng về tương tác trực tiếp với cha mẹ và những người chăm sóc quan trọng khác (ví dụ, các nhà cung cấp dịch vụ trẻ em) cho sự phát triển não bộ lành mạnh và sự phát triển phù hợp với xã hội, tình cảm và các kỹ năng nhận thức. Bởi vậy, việc đặt trẻ nhỏ vào một sự tương tác với TV không được khuyến khích."

Để đọc được đầy đủ bản tuyên bố: Học viện Nhi khoa hoa kỳ tuyên bố chính sách Giáo dục truyền thông tại Media Education

6. Có sự khác nhau nào giữa việc xem TV của bé trai và bé gái không?

Không.

Những sự khác nhau trong cách bé gái và bé trai sử dụng TV thường không xuất hiện cho tới khi trẻ bắt đầu năm tháng tuổi mẫu giáo (3-6 tuổi). Sau đó, các bé trai dành thời gian chơi các trò chơi video nhiều hơn, và dường như chúng hay bắt chước các hành vi mạnh mẽ mang tính chất hung hăng mà chúng thấy trên TV.

7. Một đứa trẻ nhỏ có thể hiểu điều gì đang diễn ra trên TV không?

Có thể nhiều hơn so với những gì chúng ta nhận ra, do vậy việc nghiên cứu sâu hơn là cần thiết.

Xem xét những hiểu biết của trẻ em về chương trình TV không phải một nhiệm vụ dễ dàng, nhưng dưới đây là những điều mà các cuộc nghiên cứu từ trước đến nay thống nhất:
• Khi nội dung ti-vi đối với trẻ em không dễ hiểu, chúng ít quan tâm tới chương trình đó. Cũng vì vậy, tỉ lệ thời gian mà trẻ trực tiếp xem ti-vi tăng theo thời gian học mẫu giáo.
• Trẻ em trong khoảng 2 tuổi thiết lập niềm tin về những thương hiệu hàng hóa cụ thể, được nhấn mạnh bằng quảng cáo truyền hình và những hành vi của cha mẹ.
• Những trẻ 1 tuổi tránh được một đối tượng xấu sau khi chúng xem một diễn viên nữ phản ứng tiêu cực với đối tượng đó trên video. Điều này cho thấy rằng trẻ sơ sinh có thể áp dụng các phản ứng về cảm xúc chúng thấy được trên truyền hình để hướng dẫn cho hành vi của bản thân mình.

8. Việc xem TV có dẫn tới chứng béo phì?

Có thể có sự liên quan. Nghiên cứu hệ thống hơn về vấn đề này là cần thiết để làm rõ tất cả những nhân tố biến đổi có thể tác động lên sức khỏe một đứa trẻ.

Mảnh đất truyền thông đang đầy các mẩu thông điệp tiếp thị hơn là những lựa chọn dành cho sức khỏe. Năm 2006, Viện Y học (IOM - Institute of Medicine) đã đưa ra một bản báo cáo với tựa đề: "Sự tiếp thị thực phẩm tới trẻ em và thanh thiếu niên: Đe dọa hay cơ hội?". Bản báo cáo đã được yêu cầu bởi Quốc hội Mỹ và được tài trợ bởi Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch Hoa Kỳ. Bao gồm trong bản báo cáo này là một sự xem xét khách quan các bằng chứng khoa học về ảnh hưởng của sự tiếp thị thực phẩm lên chế độ ăn và chế độ ăn ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ em cũng như thanh thiếu niên. Mặc dù nhiều nhân tố góp phần xây dựng nên thói quen ăn uống của trẻ em, bao gồm cả nhân tố bẩm sinh di truyền và nền văn hóa, tuy nhiên bản báo cáo kết luận rằng những hoạt động tiếp thị thực phẩm và đồ uống gần đây đặt sức khỏe lâu dài của trẻ em vào tình trạng nguy hại. Theo như bản báo cáo này, "Nếu những đứa trẻ nước Mỹ và giới thanh thiếu niên phát triển các thói quen ăn uống giúp chúng chống lại sự khởi đầu các mối nguy cơ bệnh mãn tính liên quan tới ăn uống, chúng phải giảm tiêu thụ các thức uống có chứa hàm lượng calo cao, thức ăn vặt ít dinh dưỡng, đồ ăn nhanh, đồ uống ngọt, những thứ góp phần tạo nên một lượng khổng lồ sản phẩm đang bán cho trẻ em và thanh thiếu niên".
Lượng thời gian một đứa trẻ tiêu tốn vào xem TV cũng tác động lên tỉ lệ béo phì. Theo như một cuộc điều tra, có thể đúng về chứng béo phì giữa các trẻ em mầm non 1-5 tuổi ở bộ phận dân cư thu nhập thấp tăng tỷ lệ thuận mỗi giờ mỗi ngày trên TV hay video chúng xem. Trẻ em có TV trong phòng ngủ (40% mẫu điều tra) xem TV nhiều hơn và tăng nguy cơ bị béo phì.

9. Trong trường hợp có 1 TV trong nhà - trong phòng trẻ hay ngủ và chơi, hoặc trong phòng khác - thì có vấn đề gì không?

Có, TV có thể là 1 sự ảnh hưởng không hay.

Theo như một chương trình khoa học điều hành bởi 1 nhóm học giả và được xuất bản trong tạp chí American Behavioral Scientist, TV hiển thị khoảng 6 giờ một ngày trung bình tại các gia đình Mỹ. Nhưng có rất ít người biết đến những ảnh hưởng từ sự có mặt liên tục của ti vi tới sự phát triển của trẻ. Nhóm học giả đã nghiên cứu sự phổ biến, phát triển và ảnh hưởng của hội chứng "TV liên tục" trong gia đình lên những đứa trẻ nhỏ dưới 6 tuổi trong một cuộc nghiên cứu các nhóm gia đình tiêu biểu trên toàn quốc. 35% trẻ em sống trong các gia đình luôn luôn bật TV hoặc bật TV hầu hết thời gian cả ngày, thậm chí khi không có ai xem cả. Không phụ thuộc vào lứa tuổi trẻ, trẻ em trong các gia đình này xem TV nhiều hơn và đọc ít hơn so với những trẻ khác. Hơn nữa, trẻ em liên tục hứng chịu những ảnh hưởng TV dường như đọc kém hơn so với trẻ em khác. Cũng vậy, một cuộc nghiên cứu khác chỉ ra rằng trẻ 1, 2, 3 tuổi, khoảng thời gian chơi và chú ý ngắn hơn với sự có mặt TV xung quanh, và những sự tương tác giữa cha mẹ - con cái dường như ít thường xuyên hơn nếu có sự hiện diện của TV trong khung cảnh chung của họ.

10. TV có thể giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhỏ không?

Có và không, phụ thuộc vào trẻ đang xem cái gì.

Các cuộc nghiên cứu đã khám phá ra rằng những đứa trẻ 30 tháng xem các chương trình TV nhất định (cuộc nghiên cứu tập trung vào các chương trình trẻ em: cổ tích, khám phá...) cho kết quả là vốn từ vựng rộng hơn và ngôn ngữ thể hiện linh hoạt hơn. Trong khi nếu xem hầu hết các chương trình TV(bao gồm cả các chương trình thời sự, người lớn...) thì vốn từ vựng kém hơn.

11. Những nguyên tắc làm cha mẹ có ảnh hưởng tới việc xem TV của con không?

Có, mặc dù không phải tất cả các luật lệ đều giống nhau.

Tổng kết những nghiên cứu từ trước tới nay chỉ ra rằng một vài bậc phụ huynh có nhiều nguyên tắc về các chương trình truyền hình - liên quan tới các chương trình nào trẻ được phép xem - và một số bậc phụ huynh đưa ra nguyên tắc về thời gian - trẻ có thể xem TV trong bao lâu. Những bậc cha mẹ đặt quy tắc thời gian giải thích rằng thời gian xem TV của con cái họ ít hơn trong khi những bậc phụ huynh khác đặt quy tắc giới hạn về chương trình cho biết rằng con họ xem TV nhiều hơn. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ sử dụng quy tắc giới hạn chương trình dường như có quan điểm tích cực hơn với TV và dường như thường có mặt khi con họ đang xem TV.


Ngọc Mai mamnon.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Vui chơi và những cảm giác của trẻ (18/3)
 Trẻ em nên chơi thường xuyên tới mức nào? (18/3)
 Những ý tưởng vui chơi với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. (17/3)
 "Con xem tivi là để... thông minh hơn" (2/3)
 Tay bẩn nghĩa là con đang sáng tạo đấy (2/3)
 Những gia đình hạnh phúc dành nhiều thời gian bên nhau. (23/2)
 Cho con tiếp xúc với thể thao (23/2)
 Vun đắp khả năng thẩm mỹ cho bé yêu (5/2)
 Trẻ con và sự hài hước (5/2)
 Học cách chơi với con theo từng độ tuổi (29/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i