Giải trí
   Cổ tích dưới bàn tay những người trẻ tuổi.
 

Viết kịch bản từng truyện, vẽ tranh minh họa theo trường phái Chibi bắt mắt nhất của thế hệ 8x, đó là kế hoạch khai thác truyện cổ tích VN dưới tên gọi Sắc màu cổ tích đang được NXB Kim Đồng liên kết với êkip thực hiện của Công ty Phan Thị.

Bằng giọng điệu trẻ thơ hơn

“Phải kể lại cổ tích bằng giọng điệu trẻ thơ hơn, có chất văn học hơn và vui hơn, để các em cảm được truyện cổ tích trong cuộc sống hiện đại hôm nay. Những nét vẽ minh họa cũng phải gần hơn, thích hợp hơn với cách suy nghĩ của các em hiện nay và đặc biệt là phải đẹp, trong sáng” - chị Phan Thị Mỹ Hạnh, giám đốc Công ty Phan Thị, nói về ý tưởng ban đầu của việc tổ chức thực hiện bộ truyện Sắc màu cổ tích.

Trung tâm của việc thực hiện bộ sách này là chính các bạn thuộc thế hệ 8x (sinh trong thập niên 1980). “Dẫu không còn ở độ tuổi cổ tích, nhưng thế hệ 8x vẫn gần với các em thiếu nhi hiện nay”. Từ những tin tưởng đó, Công ty Phan Thị phát động nhiều đợt tuyển người viết kịch bản, cuối cùng bốn bạn được giao là Hoài Sâm, Ngọc Lâm, Thanh Trúc, Thanh Hằng.

“Để viết được kịch bản một truyện cổ tích cho tập Sắc màu cổ tích, cần phải đọc, phải hiểu tâm lý các nhân vật xưa, hiểu môtip các câu chuyện cổ tích, từ đó tìm cách diễn đạt, khắc họa, đề xuất hình vẽ... Tóm lại là làm cho nhân vật cổ tích gần gũi với thiếu nhi hiện nay từ hình dáng đến câu chuyện” - các bạn viết kịch bản nói về công việc của mình.

Với hai êkip chia nhau viết kịch bản và vẽ minh họa, sự tự do suy tưởng của cả hai bên được khai thác tối đa. Tuy nhiên, có nhiều lúc hai bên không thống nhất được, vậy là kịch bản phải sửa tới sửa lui, và tranh minh họa cũng phải sửa đi sửa lại nhiều lần.

Những sáng tạo bất ngờ

Sắc màu cổ tích (đã phát hành năm tập đầu) gồm có năm màu chia theo từng môtip: màu đỏ dành cho những truyện anh hùng; màu xanh là những chuyện loài vật, cây cối; màu vàng là những truyện công chúa, hoàng cung; màu tím là các loại truyện tình cảm; màu hồng của các truyện phép thuật, thần tiên.

“Kệ sách truyện của các em sẽ tươi tắn hơn khi có năm màu như thế. Sắp tới, chắc sẽ thêm một màu nữa cho các truyện theo môtip đồ vật vui nhộn - màu cam” - Hoài Sâm, vừa tốt nghiệp khoa văn Đại học KHXH&NV, hào hứng kể về những ý tưởng.

Chị Mỹ Hạnh cho biết: “Trong hàng trăm cộng tác viên của fans club Thần Đồng Đất Việt, bốn tay cọ vẽ tranh minh họa (hai là học sinh THPT, hai sinh viên) được tuyển theo tiêu chí sử dụng nét vẽ Chibi của Nhật Bản và Trung Quốc - một hình thức cách điệu nét vẽ nhân vật theo hướng “dễ thương hóa”, nhân vật có thể không tuân theo những đường nét kích thước thông thường, nhưng nhất thiết phải dễ thương hơn".

Bởi vậy, những hình ảnh thiên lôi, long vương, táo quân... được sáng tạo theo hình dung của tuổi thơ cộng với nét vẽ Chibi thành những nhân vật cổ tích hoàn toàn mới lạ, rất dễ thương. Chẳng hạn hình ảnh đao phủ trước giờ xử trảm nhổ toẹt một bãi nước bọt lên thanh đao to sù cũng là một ý tưởng vui nhộn mà “chỉ có các em mới nghĩ ra”.

Được biết, Sắc màu cổ tích dành cho lứa tuổi từ 3-12, phần lớn đối tượng mua sách sẽ là các bậc phụ huynh của các em. Nhưng một số vị phụ huynh có thắc mắc về phần tranh minh họa. Cách tạo hình theo kiểu manga (*) có phải là một trong những tiêu chí để thu hút độc giả? Có ý kiến cho rằng vì sao chúng ta không "mạo hiểm" làm một bộ sách thoát khỏi sự ảnh hưởng của truyện tranh Nhật để có một bộ truyện cổ tích thật sự thuần Việt - dành cho những độc giả nhí chưa hề bị "ấp ủ" bởi manga?

- Chị Phan Thị Mỹ Hạnh - giám đốc Công ty Phan Thị: Manga Nhật Bản hiện thống trị truyện tranh khắp thế giới chứ không chỉ riêng VN, và hiện là tranh vẽ được thiếu nhi rất yêu thích. Điều này chúng tôi hiểu được qua nhiều lá thư của độc giả khắp cả nước gửi về Phan Thị.

Rất khó hòa hợp được hai tiêu chí làm thế nào để tạo ra một bộ truyện tranh (và tranh truyện) thật sự thuần Việt và làm thế nào thu hút được thiếu nhi. Tôi nghĩ chúng ta không nên thành kiến với Manga khi mà Comics (**) cũng khởi nguồn từ phương Tây và lối vẽ comics hiện không được thiếu nhi ưa chuộng, bằng chứng là nhiều truyện vẽ theo kiểu này giờ vẫn đóng bụi ở kệ sách. Truyện cổ tích của VN nhiều nhưng lời khô và tranh không đẹp, hầu hết là giống nhau và không còn gần gũi với các em.

Làm gì thì làm, đề tài chúng tôi tập trung luôn sẽ là văn hóa VN, những câu chuyện VN. Và điều tiên quyết khiến chúng tôi dành nhiều tâm huyết cho bộ sách này là mong muốn tôn vinh cổ tích VN.
 

Tuổi Trẻ

(*) Manga được hiểu là Japanese Comics - truyện tranh Nhật Bản. Từ Manga lần đầu được biết đến khi tập tranh vẽ của Hokusai được công bố thế kỷ X.IX

(**) Comics là hình thức nghệ thuật bao gồm chuỗi hình ảnh tĩnh kể lại một câu chuyện. Từ Comic phát sinh từ các băng tranh trên báo đa phần mang tính hài hước

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Giáng sinh và Tết Dương Lịch 2006: Idecaf ra mắt vở kịch "Cậu bé rừng xanh". (27/11)
 Chiếc giếng thời gian - bộ phim hoạt hình dài nhất của điện ảnh VN (15/11)
 Mua dụng cụ ăn cho trẻ (8/11)
 Không gian cho những đứa trẻ (31/10)
 Phim hoạt hình lịch sử khởi động với "Rùa vàng" (28/10)
 Dế Mèn phiêu lưu ký lên kịch rối (27/10)
 Astérix - trời sập xuống đầu (24/10)
 Hoạt hình VN “đi đâu về đâu”? (21/10)
 Khi làng Xì Trum bị bỏ bom (14/10)
 Sẽ có phim hoạt hình Nàng Dae Jang Geum (13/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i