Bệnh khác
   Ngộ độc thuốc nhỏ mũi.
 

Bé Võ Minh Hạnh (TP HCM), 2 tháng tuổi bị nghẹt mũi không bú được và khó ngủ. Xót

con, mẹ cháu lấy thuốc trị nghẹt mũi có sẵn trong nhà để nhỏ. Nhưng khoảng hơn 2 tiếng sau, chân tay cháu bỗng lạnh ngắt, môi tím tái, người lừ đừ phải đưa đi cấp cứu.

 

Tại Bệnh viện Nhi đồng I, bác sĩ cho biết, bé bị ngộ độc thuốc nhỏ mũi Naphazoline.

Bác sĩ Trưởng khoa nội tổng quát 1 Bệnh viện Nhi đồng I Nguyễn Thị Kim Thoa cho biết, thuốc nhỏ mũi co mạch được dùng phổ biến ở Việt Nam là Naphazoline, có tên là Rhinex 0,05%, Nasoline 0,05% không được dùng cho trẻ dưới 7 tuổi. Tuy nhiên, qua thực tế tại Bệnh viện Nhi Đồng I cho thấy, ngộ độc thuốc nhỏ mũi co mạch thường xảy ra ở trẻ từ 1 tháng đến 3 tuổi. "Người nhà tự ý dùng thuốc nhỏ mũi cho trẻ nhưng không biết chỉ cần nhỏ 2 giọt là đã đủ gây ngộ độc cho trẻ nhỏ. Vì thuốc giới hạn tuổi sử dụng, nếu sử dụng sai sẽ có tác dụng phụ nguy hiểm", bác sĩ Hoa đánh giá.

Trẻ bị ngộ độc thuốc nhỏ mũi co mạch sau 30 phút đến 2 giờ sử dụng. Các biểu hiện cho thấy trẻ bị ngộ độc là vã mồ hôi, tay chân lạnh, nhanh chóng rơi vào trạng thái lừ đừ, hôn mê, thở yếu. Thậm chí có những dấu hiệu nặng như ngưng thở từng cơn, nhịp tim không đều. Những triệu chứng trên có thể dẫn đến tai biến nghiêm trọng nếu trẻ không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

"Trẻ em rất hay gặp chứng nghẹt mũi. Nhưng đa số các bà mẹ do không biết cách chăm sóc nên thường tự ý điều trị nghẹt mũi theo kinh nghiệm hay mua thuốc không toa. Điều này rất nguy hiểm", bác sĩ Thoa cảnh báo.

Xử trí đúng khi trẻ bị nghẹt mũi bằng biện pháp thông mũi như sau:

Đối với trẻ nhỏ, làm sạch mũi bằng bấc sâu kèn:

1. Dùng khăn giấy mềm, dai, để làm bấc sâu kèn. Đặt vào hốc mũi để thấm ướt dịch mũi, sau đó lấy ra và đặt lại một bấc sạch. Lập lại các bước này cho đến khi sạch mũi.
2. Nếu trẻ bị nghẹt nhiều, nên sử dụng dung dịch nhỏ mũi là nước muối sinh lý 0,9% làm loãng dịch mũi để dễ dàng làm sạch mũi: nhỏ 1 đến 2 giọt nước muối sinh lý vào từng lỗ mũi, chờ vài phút, sau đó làm sạch mũi. Làm thông mũi 2-3 lần/ngày và trước khi cho trẻ bú, ăn. Ngoài ra, cũng cần tăng cường nước uống và dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có ý kiến của bác sĩ. Không nên dùng miệng để hút mũi trẻ vì sẽ lây lan thêm mầm bệnh cho trẻ.

- Đối với trẻ lớn, hướng dẫn trẻ hỉ sạch mũi từng bên đúng cách. Dùng một ngón tay bịt một lỗ mũi, hỉ mũi bên kia và tiếp theo làm ở bên mũi còn lại. Tuyệt đối không nên để trẻ hỉ mũi thật mạnh cả 2 bên vì động tác này làm tăng đột ngột áp lực trong tai, dễ gây rách màng nhĩ.
 

Mỹ Lan


 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bệnh sưng cơ khớp - Coi chừng máu không đông (12/9)
 Trẻ sưng cơ, khớp: Coi chừng bệnh máu không đông! (11/9)
 Bảo vệ lưng của trẻ. (5/9)
 Trẻ em ngày nay và đại dịch dị ứng. (5/9)
 Nhiễm độc vì kị thức ăn. (5/9)
 Cần phát hiện sớm trẻ bị khiếm thính. (5/9)
 Ngưng thở khi ngủ - Dấu hiệu nguy hiểm cho bộ não trẻ nhỏ. (29/8)
 Trị chứng đau đầu ở phụ nữ và trẻ em. (29/8)
 Bệnh viêm tai giữa nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. (29/8)
 Ngưng thở khi ngủ - Nguy hiểm cho não bộ trẻ nhỏ (27/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i