Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Những đều có thể bạn chưa biết về rau.


Trước hết cần phải thận trọng khi chọn mua các loại rau trái mùa. Thứ hai là mức độ tươi của rau, sau đó là đến màu sắc của rau. Rau càng tươi hàm lượng Cellulose và các khoáng chất như canxi, sắt... càng phong phú. Rau có nhiều màu sắc khác nhau như xanh, đỏ, vàng, trắng...

- Người béo nên ăn nhiều các loại rau màu xanh chứa nhiều vitamin C, Vitamin B1, B2 và rau càng xanh càng có tác dụng ngăn đường biến thành Tartraxine mỡ.

- Rau màu đỏ chứa nhiều carotin, vitamin A giúp cho hệ thống thần kinh hưng phấn và sẽ khiến cho bạn có cảm giác thèm ăn.

- Rau màu vàng chứa nhiều chất flavone có khả năng phòng chống căn bệnh ung thư.

- Rau màu trắng có khả năng phòng chống ung thư dạ dày, ung thư vú, chẳng hạn như súp lơ trắng chứa nhiều vitamin C và isôthocynatae có tác dụng phòng chống ung thư vú.

2. Có phải loại rau nào cũng chứa hàm lượng vitamin phong phú?

Không phải loại rau nào cũng chứa nhiều vitamin. Nhiều loại rau có nhiệt lượng cao nhưng lại ít vitamin như khoai môn, bí xanh...

3. Nên ăn sống hay ăn chín rau?

Ngày càng có nhiều chuyên gia cho rằng rau nào có thể ăn sống được thì nên ăn sống. Vì rau ăn sống sẽ giữ được thành phần dinh dưỡng nhiều hơn là rau đã qua chế biến. Rau ăn sống rất có ích cho việc phòng chống ung thư và còn tránh hấp thụ dầu và các gia vị trong quá trình nấu nướng.

4. Ăn cà rốt như thế nào cho khoa học?

Cà rốt chứa nhiều chất carotin là chất hòa tan trong mỡ, chỉ khi nào hòa tan trong mỡ thì chất này mới chuyển thành vitamin A dưới tác dụng của Carotenase có trong gan và thành ruột. Vitamin A có tác dụng thúc đẩy cơ thể phát triển, chống viêm nhiễm đường hô hấp.

Cách sử dụng đúng là: Thái cà rốt rồi cho vào nồi áp suất ninh với thịt. Như vậy thì hàm lượng carotin mới giữ được 97%. Hoặc cà rốt thái lát hoặc thái thành sợi rồi nêm gia vị cho vừa đủ vào xào lên, như vậy sẽ giữ được hàm lượng carotin lên đến 90%. Nhưng nhớ khi xào không được cho dấm.

5. Ăn nhiều cà chua có tốt không?

Cà chua chứa rất nhiều loại vitamin, khoáng chất và axit hữu cơ như malic axit. Những loại này sẽ giúp làm mềm mạch máu, thúc đẩy hấp thụ nguyên tố vi lượng, giúp tiêu hóa mỡ và protein. Một quả cà chua 300g sẽ chứa một hàm lượng vitamin P vừa đủ để chống lại nám má. Ngoài ra, cà chua còn chứa lycopene có khả năng phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, dạ dày, lycopene cũng có khả năng điều tiết mỡ trong máu, chống bức xạ và chống lão hóa.

Ăn nhiều cà chua tất nhiên là rất tốt, nhưng cũng cần phải chú ý:

- Không được ăn cà chua xanh. Vì cà chua xanh chứa nhiều lycopersicen, ăn vào sẽ bị trúng độc với các hiện tượng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.

- Bụng đói không được ăn cà chua. Vì khi ấy cà chua sẽ làm bạn bị chướng bụng và đau bụng.  

Theo NGUYỄN GIA LINH - Báo Phụ nữ VN