Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Vị thuốc từ quả dứa


Dứa tươi sắc cùng cỏ tranh, mật ong uống có thể chữa viêm phế quản. Nước dứa tươi cũng giúp tiêu hóa tốt.

Dứa còn gọi là hoàng lê, phụng lê, là quả của cây dứa (Ananas Sativa) họ dứa (Bromeliaceae). Tính bình, vị ngọt, chua. Thành phần chủ yếu có các loại đường, prôfit, chất béo, chất bột, canxi, phốt pho, sắt, kẽm, kali, xeton, vitamin A, C, vitamin PP...

Vì có chứa tương đối giàu anbuminoit, có thể giúp tiêu hóa và có tác dụng lợi tiểu. Người viêm thận, cao huyết áp cũng có thể ăn thường xuyên. Vì có chất bromelin làm một số người bị dị ứng, cho nên thường ngâm qua nước muối rồi mới ăn. Thường được chế biến thành đồ hộp, mứt, nước ép quả, mứt đặc...

Tác dụng: Thanh nhiệt, giải khát, mất nước, tiêu hóa thức ăn, khai vị, ngừng ỉa chảy, lợi tiểu. Chủ yếu dùng cho giải khát mùa hè, tiêu hóa không tốt, viêm phế quản, viêm thận, viêm ruột, cao huyết áp...

Cách dùng: Ăn sống, nấu canh hoặc ép lấy nước uống.

Kiêng kị:  Ăn nhiều có thể dẫn đến dị ứng. Khi ăn sống nên ngâm với nước muối để tránh dị ứng.

Chữa trị:

1. Giải nhiệt, giải khát mùa hè: Dứa một quả, gọt vỏ, giã nát, lấy nước, thêm nước nguội uống, để lạnh càng tốt.

2. Viêm thận: Dứa 60 gam, rễ cỏ tranh tươi 30 gam. Sắc nước uống, mỗi ngày hai lần.

3. Tiêu hóa không tốt, ăn không thấy ngon: Dứa một quả gọt vỏ, giã vắt lấy nước, mỗi lần uống một chén, hoặc sau khi ăn cơm ăn hai, ba lát.

4. Viêm phế quản: Dứa 150 gam, rễ cỏ tranh tươi 50 gam, mật ong 30 gam. Sắc nước uống, chia làm hai lần uống.

5. Cao huyết áp: Dứa hộp, nước ép dứa hoặc mứt dứa đặc ăn thường xuyên.

Theo Nhân dân