Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Các thuốc chống dị ứng ở trẻ em


Dị ứng là trình trạng đáp ứng bất thường đối với các chất không gây độc tồn tại trong môi trường xung quanh. Các chất gây dị ứng được gọi là dị truyền.

Các dị nguyên xâm nhập vào cơ thể theo hai đường chính là qua đường hô hấp (dị nguyên hô hấp) và đường tiêu hoá (dị nguyên tiêu hoá).

Các nhóm bệnh dị ứng

Người ta phân các bệnh dị ứng thành 4 nhóm chính sau:

- Nhóm dị ứng tức thì và phản ứng phản vệ (còn gọi là dị ứng tuýp I): xảy ra do dị nguyên gây kích thích các tế bào đặc hiệu, làm xuất hiện một lượng quá lớn kháng thể thuộc nhóm IgE trong cơ thể gây phản ứng quá mức giữa khoáng nguyên và kháng thể. Các bệnh thường gặp trong nhóm này là choáng phản vệ, hen, viêm mũi dị ứng, mày đay.

- Nhóm quá mẫn độc tế bào (dị ứng týp II): xảy ra do cơ thể bị kích thích sinh quá nhiều kháng thể dị ứng chống tế bào của chính mình thuộc loại IgM và IgG, làm hoạt hoá tế bào lymphô và hoạt hoá hệ thống bổ thể dẫn đến tiêu huỷ các tế bào đích, mà chủ yếu là các tế bào máu. Các bệnh phổ biến thuộc nhóm này là tan máu tự nhiên, giảm tiểu cầu tự miễn sau truyền máu hoặc do thuốc.

- Nhóm bệnh quá mẫn do phức hợp miễn dịch (các bệnh dị ứng týp III): xảy ra do có sự hình thành bất thường về số lượng, về kích thước và về vị trí một phức hợp miễn dịch kháng nguyên – kháng thể hoạt hoá hệ thống hình của nhóm này là bệnh huyết thanh và bệnh tương tự do thuốc.

- Nhóm quá mẫn do chậm qua trung gian tế bào (các bệnh dị ứng týp IV): bệnh xảy ra do các tế bào lymphô T trong cơ thể sau khi nhận biết sự xâm nhập bất thường của các chất dị nguyên đã phản ứng quá mức, giải phóng qúa nhiều chất hoá học trung gian là lymphôkin làm hoạt hoá các tế bào viêm khác trong cơ thể mà đặc biệt là đại tế bào sinh ra các chất gây viêm. Điển xúc và bệnh chàm.

Nguyên tắc điều trị chung các bệnh dị ứng

Tuỳ theo cơ chế sinh bệnh của các bệnh trong từng nhóm, thầy thuốc cần xử trí theo đúng phương pháp thích hợp khác nhau cho từng bệnh. Các bước chung trong việc xử trí bệnh dị ứng bao gồm:

Bước 1: Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên: là bước rất cơ bản nhưng rất khó thực hiện.

Bước 2: Hạn chế hoặc ức chế các phản ứng trung gian do các tế bào sinh ra.

Bước 3: Hạn chế tác dụng gây hại cho cơ thể bởi các sản phẩm cuối cùng của các tế bào viêm sinh ra.

Bước 4: Điều trị hồi sức tổng hợp nâng đỡ cơ thể thoát khỏi hiểm hoạ sau khi các phản ứng dị ứng đã xảy ra trong cơ thể.

Các thuốc thường dùng trong điều trị một số bệnh phổ biến ở trẻ em.

Các thuốc kháng thụ thể H1 không gây ngủ: Cơ chế tác động kháng thụ thể H1 tại phế quản, mạch máu ruột. Thuốc có tác dụng dự phòng là chủ yếu, chỉ định điều trị triệu chứng trong các bệnh phù mạch, mày đay, côn trùng đốt, viêm mũi xoang, viêm kết mạc dị ứng, viem da dị ứng. Bao gồm các thuốc như:

Loratidin (biệt dược clarityn), terfenadin….) dạng viên nén.

Các thuốc kháng thụ thể H1 gây ngủ: cơ chế tác dụng và chỉ định điều trị như nhóm thuốc kháng thụ thể H1 nhưng gây buồn ngủ bao gồm các thuốc như:

Promethazin (biệt dược phenergan) dạng viên nén 25mg, dạng siro, dạng ống 50mg.

Alimerszin (biệt dược theralin), dạng viên 2mg, dạng siro.

Dexchlopheniramin (biệt dược polaramin) dạng viên 2mg, dạng siro, dạng ống 5mg, viên 6mg.

Các chế phẩm corticoid: là các thuốc ức chế miễn dịch, làm kìm hãm quá trình sản xuất các chất hoá học trung gian tế bào và loại kháng thể (Ig) nên có tác dụng kìm hãm quá trình dị ứng, quá trình viêm. Thuốc được chỉ định khá rộng rãi điều trị: Các phản ứng dị ứng nặng trong phù mạch, mày đay nặng, choáng phản vệ và các loại choáng khác, hen nặng, bệnh huyết thanh, các bệnh tự miễn, các bệnh hệ thống có liên quan đến tự miễn. Bao gồm các thuốc như:

Biệt dược cortancyl viên 5mg, 20mg).

Prednisolon (solupred) viên 5mg, 20mg.

Trên đây là một số thuốc dùng trong điều trị bệnh dị ứng nặng. Thuốc có tác dụng kìm hãm quá trình dị ứng, tránh nguy cơ đe doạ tính mạng hoặc giảm triệu chứng ngứa cho bệnh nhân. Tuy nhiên thuốc cũng gây ra nhiều biến loạn do tác dụng phụ. Vì vậy, việc chỉ định điều trị phụ thuộc vào thể bệnh và phải được các thầy thuốc theo dõi chu đáo, tránh gây hại cho sức khỏe người bệnh.

Việc làm dụng thuốc này rất phổ biến và rất nguy hại vì không xảy ra tức thời, rất phức tạp, ảnh hưởng rất nhiều đến cơ thể bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em là lứa tuổi đang lớn, đang phát triển rất nhạy cảm với thuốc và dễ sinh ra biến loạn.

  Theo-TS. Nguyễn Văn Bảng