Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Mày đay ở bé


Mày (mề) đay là một dạng viêm da ở bé.

Mày đay thông thường: Da bé nổi nhiều và đột ngột những sẩn màu hồng, đặc biệt rất ngứa. Những nốt ban có thể lặn chỗ này rồi nổi chỗ khác.

Phù mạch: Bé bị nổi ban đột ngột làm sưng to cả một vùng (mí mắt, môi, vùng sinh dục ngoài...); có thể kèm nổi ban.

Nếu bé bị phù ở lưỡi, thanh quản sẽ gây suy hô hấp, bé phải cấp cứu.

Da vẽ nổi: Còn gọi là mày đay già. Nếu mẹ dùng một vật đầu tù miết nhẹ lên da bé, da bé sẽ nổi lên một vệt gồ màu hồng; có thể đi kèm nổi nốt.

Ngoài ra, mày đay còn có các dạng khác như sẩn nhỏ, mụn nước - sẩn...

 

Các nguyên nhân

Mày đay thông thường: Có thể do bé bị dị ứng thức ăn (như trứng, cá, cua, tôm, sò, sữa...); thậm chí một số bé bị dị ứng nước mắm, phô mai, đồ hộp, chocolate...; các chất tạo màu và bảo quản thực phẩm.

Thuốc: Bé có thể bị nổi mày đay ngay sau khi dùng thuốc hoặc 5-10 ngày sau khi dùng một loại thuốc nào đó. Bé nổi mày đay thông thường hoặc kèm sốt, nổi hạch...

Bé bị ong, kiến, sâu bọ đốt.

Bé bị dị ứng phấn hoa, bụi, rơm rạ.

Bé nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng...

Điều trị

Tránh cho bé tiếp xúc với những chất mà bé bị dị ứng.

Khi bé bị mày đay, mẹ nên cho bé ăn nhạt. Nếu bé bị ngứa, mẹ có thể pha giấm với nước tắm rồi tắm cho bé.

Không tùy tiện dùng thuốc mỡ thoa cho bé vì có thể gây viêm da dị ứng.

Không tự ý mua trà "mát gan" cho bé vì nghĩ bé bị nóng.

Trị mày đay cho bé theo cách dân gian:

Bài 1: Một quả mướp rửa sạch, giã vắt lấy nước, bôi vào chỗ nổi mày đay cho bé.

Bài 2: 100g lá hẹ tươi rửa sạch, giã nát vắt lấy nước, đun sôi. Để nguội chia 2 phần, một phần cho bé uống, một phần để bôi cho bé,

Bài 3: 100g đu đủ; 6g gừng; 100ml giấm. Đu đủ gọt vỏ, thái miếng, cho gừng và giấm vào nấu lên. Đun nhỏ lửa tới khi giấm cạn, lấy đu đủ cho bé ăn 2 lần/ngày vào sáng và tối.

Theo bevame.com