Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Bí quyết giúp cho trẻ ăn uống lành mạnh


Các chuyên viên dinh dưỡng gần đây báo cáo rằng, chỉ có 1 trong 100 trẻ em trên đất Mỹ ăn uống đúng theo tiêu chuẩn đặt ra với đầy đủ các nhóm thực phẩm cần thiết. Và phản ứng của cha mẹ càng kỳ lạ hơn nữa: đã không lo âu mà họ còn ngạc nhiên khi biết rằng, có một đứa trẻ chấp nhận ăn uống đúng cách. Nếu là cha mẹ, bạn đã hiểu quá rõ cảnh tượng này: bạn cẩn thận lựa chọn, mua về và làm ra các bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng đúng theo "food pyramid" để rồi cuối cùng, đứa trẻ hoặc là hoàn toàn không ăn hay là chấm mút đôi chút rồi đổ đi. Làm sao để xử trí với tình cảnh như vậy. Theo các chuyên viên dinh dưỡng nhi khoa, trẻ em không bắt buộc phải ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm khác nhau trong một bữa. Tuy nhiên, hầu hết là chúng có thể thực hiện được điều này sau một tuần. Sau đây là bí quyết để giúp bạn hướng dẫn con cái có một thực đơn chấp nhận được… ngay cả khi không đúng theo hình kim tự tháp hoàn toàn. 1- Bữa ăn điểm tâm ngũ cốc. Chỉ cần hai lát bánh mì làm bằng whole wheat là đủ để khởi đầu phần dinh dưỡng trong ngày. Nó gồm 16% RDA chất sắt, 20% sinh tố B1, hơn 5 gr. proteine, 4 gr. fiber và 28 gr. chất carbohydrate mang đến năng lượng. Nếu trẻ chê bánh mì sandwich, cereal, hoặc muffins, có thể thay bằng một mảnh pizza hay macaroni and cheese, hoặc dĩa pasta. Với bất cứ thực phẩm làm bằng ngũ cốc nào mà trẻ chọn, chúng sẽ uống chung với ly nước trái cây để có thêm Vitamin C giúp cho sự hấp thụ chất sắt dễ dàng hơn. 2- Pha trộn cereals có đường và không đường với nhau. Nếu trẻ chỉ ưa thích loại cereals tẩm đường thường quảng cáo trên TV, bạn có thể trộn thêm vào một ít cereal high fiber nhạt nhẽo. Nếu trẻ nhất quyết chỉ ăn loại cereal ưa thích, tìm cách khuyến khích nó rắc thêm wheat germ hoặc trộn vào nhiều lát trái dâu, trái chuối. Và cũng đừng lo lắng nếu trẻ đòi ăn cereal riêng rồi sau đó uống sữa. Không có gì sai trái cả. 3- Cho trẻ ăn broccoli và khoai lang. Hai loại rau củ này được gọi là super-foods bởi vì một chén broccoli mang đến 130% RDA sinh tố C cộng thêm nhiều chất bổ dưỡng khác. Một củ khoai lang nướng mang lại 350% vitamin A, 60% vitamin C và các chất khác gồm cả fiber và chất phutochemicals của thảo mộc có tính chống lại bệnh tật. Tìm cách cho trẻ ăn hai loại rau củ này một tuần 2 lần, bằng cách sáng tạo và nấu nướng các món ăn ngon lành khác nhau. 4- Theo luật 2+1 dành cho fast food. Tuy rằng báo cáo nói rằng, bạn có thể tạo được một bữa ăn ít mỡ từ tiệm fast food hamburger, nhưng trẻ có vui vẻ ăn món thịt gà nạc nướng với rau xà lách không. Để cho trẻ hài lòng và bữa tối tương đối lành mạnh, hãy cho trẻ chọn 3 món, mà trong đó có một món là low-fat. Nếu đã ăn hamburger và french fries, thì phải uống sữa low-fast hoặc nước cam vắt. Lần sau trẻ có thể chọn chocolate shake hay ice-cream nhưng french fries chế bằng salad. 5- Đừng bỏ qua trái cây đóng hộp. Chúng ta có quan niệm hễ không tươi là không có giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, thực phẩm đóng hộp tuy có mất đi một số sinh tố, nhưng vẫn còn lại khá nhiều do đó, nếu trẻ chê trái cây tươi mà ưa ăn fruit cocktail thì cũng OK. Nên chọn loại đóng hộp với natural juices thay viw heavy syrup. Có thể làm tăng thêm dinh dưỡng bằng cách trộn thêm vài lát chuối hay đào. 6- Biến đổi trái cây thành món tráng miệng ngon lành. Nếu trẻ thích ăn kem mát lạnh hơn là trái chuối và ly sữa, bạn có thể sáng tạo ra một món tráng miệng ngon lành, bằng cách đánh nhuyễn trái cây nào đó với sữa hoặc yogurt cùng với nước đá và chút đường rồi cho trẻ uống. Hoặc với trẻ ưa ăn kẹo, nên chọn mua loại nho khô bọc chocolate ở ngoài hoặc nhúng chuối hay trái dâu vào chocolate cho trẻ ăn. Tuy có thêm chút đường chút mỡ của chocolate nhưng cộng với trái cây và các chất bổ dưỡng của nó. 7-Tập uống sữa low-fat. Cho đến năm 2 tuổi, cơ thể trẻ tăng trưởng thật nhanh, do đó, cần nhiều chất mỡ trong whole milk và năng lượng do nó mang đến. Sau đó, mức tăng trưởng chậm bớt lại và hầu hết trẻ không cần đến nhiều mỡ, tuy rằng vẫn cần chất xương trong sữa. Đây là lúc cần tập cho trẻ uống sữa low-fat: ban đầu là 2%, vài tháng sau đó chuyển sang 1%. Khuyến khích trẻ uống 1% milk cho đến năm 5 tuổi. Nếu trẻ chê không chịu uống skim milk, có thể dùng bí quyết sau: pha vào ly sữa skim milk ¼ cup sữa bột hoặc ½ cup evaporated skim milk. Ngoài việc gia tăng hương vị cho sữa, trẻ còn được thêm chất vôi, protein và vitamin D. 8- Cho trẻ uống nước trong bình. Trẻ nhỏ thường bắt chước người lớn hoặc anh chị nó uống nước trong sport bottle. Nên lợi dụng tính bắt chước này, để cho trẻ uống thêm nước lạnh ngoài vài ly nước cam và sữa trong ngày, nhất là vào mùa hè nóng nực. 9- Cho ăn một lát dưa hấu hay chùm nho. Hai loại trái cây này thường bị bỏ qua, vì cho rằng chứa nhiều nước nhưng thật ra chúng là trái cây lý tưởng cho muà hè nóng nực. Và chúng cũng không phải chỉ là "empty calories" vì có mang đến các chất quan trọng như phytochemicals. 10- Đừng gọt vỏ. Nếu trẻ đến tuổi lên 4 và đã qua giai đoạn hay bị hóc khi ăn thực phẩm cứng, không cần phải bóc, gọt vỏ đào, táo hay carrot. Vỏ trái cây mới là nơi chứa nhiều chất bổ dưỡng và fiber. Trẻ cần bao nhiêu fiber. Hướng dẫn là "tuổi + 5". Chẳng hạn trẻ 8 tuổi sẽ cần 13 gr. fiber/ngày. May mắn là nếu trẻ chỉ ăn trái cây gọt vỏ vẫn có đủ chất sợi nhờ các thực phẩm khác như trái cây khô, high fiber cereal và bánh mì whole wheat. 11- Rửa thật sạch trái cây và rau. Một lần rửa nhanh dưới dòng nước lạnh và lau khô trên áo không đủ để làm sạch trái cây. Cần rửa bằng nước ấm, chà mạnh bằng bàn chải (vegetable scrubber) rồi lau khô. Nếu bạn nghĩ rằng không cần rửa sạch rau trái vì đã gọt vỏ thì đó là quan niệm sai lầm. Khi dùng dao cắt ngang qua trái dưa, trái táo, lưỡi dao đã chạm vào thuốc diệt côn trùng cũng như là vi trùng, virus – các tác nhân có thể gây ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh tật – rồi sau đó dính vào phần trái cây ăn vào cơ thể. thangmo