Mẹo vặt
   4 kẻ thù của Vitamin
 

Các vitamin rất dễ bị phá hủy. Trong đó, 4 kẻ thù nguy hiểm nhất của chúng là sự ôxy hóa, nhiệt độ của môi trường và tia cực tím, nấu nướng và các hóa chất công nghiệp (tẩy trắng, khử khuẩn, ion hóa...).

Vitamin là những chất mà cơ thể không tự tổng hợp được, phần lớn phải bổ sung bằng đường ăn uống. Chúng đóng vai trò rất quan trọng với sự sống của con người, tuy nhiên lại rất dễ bị phá hủy trong môi trường tự nhiên, nhất là khi nấu nướng. Việc nấu nướng không đúng cách có thể phân hủy tới 95% vitamin C và vitamin B1.

Vitamin C và vitamin B1 dễ bị phá hủy nhất nên được sử dụng như một chất chỉ điểm của sự bảo trì hàm lượng vitamin. Vitamin C đặc biệt nhạy cảm với các tác động của ôxy, nhất là khi nhiệt độ môi trường quanh nó tăng lên hoặc khi có mặt các kim loại sắt, đồng. 90-95% vitamin C bị mất đi khi nấu nướng.

Vitamin A và tiền vitamin A (beta-caroten) rất dễ bị ôxy hóa, nhất là khi có ánh sáng. Vitamin E cũng nhạy cảm với ôxy.

Mức độ acid của môi trường cũng ảnh hưởng đến khả năng nhạy cảm của vitamin. Vitamin A, beta-caroten, vitamin B5, B9 và vitamin D ổn định hơn trong môi trường trung tính. Còn vitamin B1, B2, B6 vitamin E và vitamin K lại ổn định hơn trong môi trường acid.

Cách bảo quản vitamin trong rau xanh và trái cây

Các sản phẩm chín tự nhiên chứa nhiều vitamin nhất. Do đó, nếu có điều kiện, nên thu hoạch khi rau trái đã chín. Tuy nhiên, cũng có trường hợp cá biệt, như cà chua xanh lại giàu vitamin hơn cà chua đỏ.

Chọn mua thực phẩm là khâu quan trọng có tính quyết định đến chất lượng và sự ngon miệng của bữa ăn. Hàm lượng vitamin trong rau xanh và trái cây giảm nhanh sau khi thu hoạch, có thể mất đi 1/2 lượng vitamin trong 48 giờ. Cho nên, nên mua các thực phẩm trồng quanh năm, chín, càng tươi càng tốt.

Không khí và ánh sáng là kẻ thù của vitamin. Vì vậy, trong nhà, những thực phẩm tươi phải được đặt trong túi kín, để nơi mát mẻ. Tránh để lâu, ngay cả khi để trong tủ lạnh.

Các vitamin thường tập trung nhiều trên lớp bề mặt của rau, hạt, rễ, trái. Do đó, khi chế biến, gọt vỏ càng mỏng càng tốt, chỉ bóc vỏ khoai tây sau khi đã nấu chín. Đối với trái cây, rửa sạch là đủ.

Phần lớn các vitamin tan được trong nước. Nên tránh ngâm các loại rau, đậu trong nước. Chỉ cần rửa dưới vòi nước sạch (tất nhiên là với thực phẩm “sạch”) và chú ý chỉ ngắt bỏ cuống các trái cây sau khi đã rửa. Các vitamin còn nhạy cảm với ôxy trong không khí, vì vậy không nên chuẩn bị nước trái cây khi chưa sử dụng ngay, cũng như không để tiếp xúc lâu với không khí.

Nhiệt độ càng cao, thời gian đun nấu càng lâu thì khả năng vitamin bị phá hủy càng lớn. Đun hầm thực phẩm trong nước là không tốt bởi nhiệt độ, áp suất và nước khiến vitamin tan mất; bạn càng phí phạm nếu đổ nước này đi.

Tốt hơn, chỉ nên hấp chín thực phẩm để giữ được nhiều vitamin. Đun nấu càng nhanh với nhiệt độ càng thấp thì càng tốt, đậy nắp để tránh ôxy hóa và bay hơi. Khi đun nấu, cắt càng nhỏ, vitamin mất đi càng nhiều. Nếu có thể, rau trái nên để nguyên toàn bộ, sau đó mới bóc vỏ, thái nhỏ. Nên nấu ít nước và cho rau trái vào nồi khi nước đã sôi.

Cho mắm muối vào nước nấu ngay từ đầu, muối sẽ giới hạn mức độ hòa tan vitamin và muối khoáng.

Cách bảo quản vitamin trong cá

Cá chứa nhiều chất béo có ích cho sức khỏe và phòng ngừa bệnh tim mạch, béo phì, ung thư và bệnh tự miễn. Khi đun nấu, tránh nấu quá kỹ vì nhiệt độ phá hủy cả vitamin và làm biến đổi các chất béo có ích. Nên ướp muối nếu cá được đánh bắt dễ dàng.

Nên hấp vì cá dễ chín. Nếu nấu, nên đun trong thời gian ngắn với lửa nhỏ, đồng thời tắt lửa khi nước reo và giữ cá trong nồi, đậy nắp khoảng 10 phút.

Cách bảo quản vitamin trong thịt

Tránh đun nấu quá kỹ vì sẽ làm phá hủy vitamin, biến đổi các phân tử ở thịt. Cần tránh các món thịt nướng, cháy khét vì nhiệt độ làm biến dạng các phân tử, mỡ chảy ra sẽ tạo thành các chất gây ung thư như benzopyreme…

Dù là loại thức ăn nào và cách nấu nào thì cũng nên giảm tối đa cách xử lý bằng nhiệt, đồng thời phải ăn càng sớm càng tốt. Tránh để thức ăn lâu vì càng để lâu càng bị mất nhiều vitamin.

Theo Sức khỏe & đời sống

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bổ sung vitamin D như thế nào? (3/6)
 Tự chế nước giải khát 'bát bảo lường xà' (2/6)
 Canh mát ngày hè (30/5)
 Thuốc bổ từ quả dâu (29/5)
 Lòng trắng trứng bổ ngang lòng đỏ (24/5)
 7 loại thức ăn giúp giảm nguy cơ tử vong (23/5)
 Chọn hoa quả theo thể trạng (20/5)
 Tràn đầy sức trẻ với các loại nước quả ép mùa hè (19/5)
 Dinh dưỡng đầu đời tối quan trọng với trẻ (18/5)
 Những điều chưa biết về chất béo (17/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i