Tự kỷ
   Lời khuyên của chuyên gia dành cho các bậc phụ huynh
 

Đây có phải là chứng nói lặp lại của bệnh tự kỉ hay không?

Câu hỏi: Đứa con trai 3 tuổi của tôi bắt đầu lặp lại những gì mà người khác nói khi nó được 2 tuổi rưỡi. Trước đó, bé chỉ có thể nói 1 hoặc 2 từ. Bây giờ bé đã biết những con số, các kí tự trong bảng chữ cái, các hình thể, màu sắc, và một chút về cách đếm, nhưng vẫn không biết cách cầm bút chì một cách chính xác. Bé chỉ có thể nói 'Không' khi được hỏi các câu hỏi, và lặp lại hầu hết những gì mà chúng tôi đã nói. Bé thích xem TV và bắt chước những hành động và lời nói khi bé giả đóng vai nhân vật. Bé cũng thích hòa nhập với những đứa trẻ khác. Khi bé cần gì thì chỉ yêu cầu được giúp đỡ bằng những cụm từ ngắn gọn chẳng hạn như "Con muốn uống sữa" và "Con muốn đi ra sân chơi".

Tôi đã đọc một số bài báo về những người mắc chứng tự kỉ thường hay lặp lại những gì mà người khác nói. Có phải con tôi bị mắc chứng tự kỉ không? Khi bé được 2 tuổi, tôi dẫn bé đến một chuyên gia để kiểm tra độ phát triển và bé được chẩn đoán là bé chỉ bị chậm khả năng nói. Hiện thời, bé đang nhận được phương pháp điều trị đặc biệt để giúp bé nói rõ ràng hơn.

Bà Fu

Gửi bằng thư điện tử

Chuyên gia Preman Komala trả lời:

Gửi bà Fu,

Một loạt những triệu chứng cụ thể được dùng để chấn đoán một cá nhân nào đó mắc chứng tự kỉ sẽ không xuất hiện rõ ràng.

Nhiều người mắc chứng tự kỉ sẽ không biểu hiện các hành vi như là lúc nào cũng lặp lại lời nói của người khác - họ biểu lộ điểu này thường xuyên hơn khi họ tiếp xúc trong một môi trường mới. Vì vậy triệu chứng lặp lại lời nói của người khác không phải là một tiêu chuẩn ràng buộc đối với bệnh tự kỉ. Nó chỉ là một dấu hiệu khả dĩ trong số những dấu hiệu khác mà cấu thành nên đặc trưng của bệnh tự kỉ. Một vài trẻ em chậm phát triển về ngôn ngữ thì cũng có thể có những biểu hiện lặp lại như vậy.

Bên cạnh đó, trẻ em đang học một ngôn ngữ thường lặp lại đoạn cuối của các câu được nói, vì vậy lặp lại chữ 'đây' sau khi nghe 'lại đây' là một điều khá bình thường. Trên thực tế, việc lặp lại các từ và âm thanh phát ra từ người khác được xem như là sự kiện bình thường  trong quá trình phát triển thời thơ ấu.

Tuy nhiên, sẽ không là vấn đề đối với bất kì ai 'chẩn đoán' một đứa trẻ mắc chứng tự kỉ với ít thông tin như vậy. Một chuyên gia trong lĩnh vực các nhu cầu đặc biệt là một phương án tốt nhất để tư vấn cho bạn.

Cũng đừng nên bỏ qua bất cứ điều gì vào lúc này. Ở Singapore, những người được chuyển đến Trung tâm phát triển trẻ em, bệnh viện dành cho trẻ em và phụ nữ KK chủ yếu bắt nguồn từ những chuyên gia chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Vì vậy, miễn là bác sĩ mà bạn tham khảo có kiến thức cơ bản thích hợp về khả năng phát triển bình thường cũng như chứng rối loạn hành vi và phát triển phổ biến, thì họ sẽ có thể đưa ra những khuyến cáo thích hợp dựa trên tình trạng sức khỏe của trẻ và thực hiện những khuyến cáo đó nếu cần thiết.

Việc thiếu kiên định khi dạy trẻ

Câu hỏi: Tôi là mẹ của hai đứa nhỏ và tôi dạy các bài học về bộ môn piano ở nhà. Mặc dù mẹ chồng đã giúp tôi chăm sóc mấy đứa nhỏ nhưng chúng vẫn bám chặt lấy tôi, đặc biệt là đứa con trai 3 tuổi rất khó bảo. Bé thường la to và hét toáng vào mặt mọi người và nói ra những điều có tính cách dọa nạt chẳng hạn "tao thọc vào mắt mày", tao bắn mày chết" và "tao đánh vào đầu mày". Thỉnh thoảng khi những đứa anh em họ của bé qua chơi thì bé sẽ dùng đồ chơi đánh lên đầu của bọn trẻ nếu như chúng không chịu chia đồ chơi cho bé.

Con trai tôi muốn tôi lúc nào cũng phải chú ý đến bé. Bất cứ khi nào mà bé thấy tôi bế em gái của bé là bé sẽ bắt đầu làm những hành động khiến tôi phát khùng lên, chẳng hạn như ném đồ vật hoặc đổ nước ra sàn. Bé cũng thường hay đá vào đứa em gái 2 tuổi của mình và lấy đồ chơi đập vào đầu em. Khi chúng tôi chặn bé không cho bé thực hiện những hành động bạo lực như vậy đối với em mình thì bé bắt đầu thét lên và mắng lại chúng tôi. Mẹ chồng tôi luôn bênh vực và nhượng bộ bé cho dù có như thế nào đi chăng nữa.

Là một người mẹ thường hay ở nhà, tôi luôn nghĩ rằng mình đã dành tất cả sự quan tâm và tình thương đối với chúng. Tuy nhiên, thái độ của con trai tôi làm tôi phát điên lên! Tôi phải làm gì bây giờ?

Bà Fernando

Gửi bằng Fax

Chuyên gia Veronica Denise Goh trả lời:

Chào bà Fernando,

Cám ơn lá thư của bạn đã chia sẻ thẳng thắn những điều lo lắng với chúng tôi.

Bạn còn hơn cả một người mẹ thường hay ở nhà - đúng ra bạn là một người mẹ luôn làm việc ở nhà! Công việc của bạn không phải là ít những đòi hỏi hơn so với những người mẹ khác làm việc ở bên ngoài. Với 2 con nhỏ cộng thêm công việc dạy piano, đôi khi bạn có thể cảm thấy những đòi hỏi lấn át chính bạn.

Đứa con trai 3 tuổi của bạn đang hành xử như bất kì đứa trẻ 3 tuổi điển hình nào khác. Hầu hết trẻ em trong độ tuổi này đều muốn thử nghiệm những giới hạn về thẩm quyền chỉ để xem xem chúng có thể thoát khỏi một thứ gì đó trong bao lâu. Tương tự, bé có thể đua tranh với một đứa em gái nhỏ cũng như là công việc của mẹ để gây chú ý. Việc tuôn ra những lời đe dọa có thể là kết quả không mong muốn trong vai trò làm gương ở người lớn hoặc những bộ phim hành động mà trẻ thính thoảng được chứng kiến.

Tính kiên định rất quan trọng khi chúng ta đối xử với trẻ nhỏ. Nếu chúng ta không kiên định với chúng, chúng sẽ không biết rằng mình nên mong đợi điều gì, hoặc hiểu được hành vi nào phù hợp mà có thể chấp nhận và hành vi nào không thể được chấp nhận.

Mẹ chồng bạn đã đồng ý dựa trên những nguyên tắc cơ bản khi xử lý hành vi không mong muốn của con trai bạn. Khi bạn cố gắng dạy hoặc khuyên bảo bé về những hành vi không phải đó, bạn và mẹ chồng bạn không nên đưa ra những thông điệp mâu thuẫn. Thực ra, việc không kiên định trong cách dạy con có thể gây ra thêm nhiều hành vi không mong muốn khác và có thể gây phiền hà. Như tôi đã đề cập đến, trẻ em có khuynh hướng thúc đẩy những giới hạn của chúng chỉ để xem xem chúng có thể đi bao xa.

Bạn có thể thiết lập nên một số giới hạn trong nhà mình, chẳng hạn như lúc mẹ đang làm việc thì trẻ không nên quấy rầy hoặc làm phân tâm mẹ, hoặc khi trẻ muốn nói hoặc hỏi điều gì thì chúng phải chờ đến lượt. Thu hút trẻ tham gia thêm bằng cách tạo ra những hoạt động đối với trẻ và phải chắc chắn rằng khoảng thời gian của bạn dành cho trẻ là khoảng thời gian của các thành viên trong gia đình dành cho nhau. Chú ý đến trẻ khi bạn đang nói chuyện với em gái của nó và phải dạy cả hai đứa cùng lúc để cho bé trai thấy rằng em gái của mình không phải là người mà trẻ có thể cạnh tranh để gây sự chú ý.

Tôi hy vọng điều này sẽ rất hữu ích đối với bạn và xin cám ơn một lần nữa vì bài viết của bạn.

Đình Quang mamnon.com

   Theo Singapore's Child  

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bài 11: Trị liệu bằng dược phẩm (28/8)
 Bài 10: Cách ăn uống và hướng điều trị khác (28/8)
 Giáo dục chuyên biệt - can thiệp sớm: cần thiết cho trẻ tự kỷ (25/7)
 Bài 9: Những phương cách chữa trị (tiếp theo) (25/7)
 Bài 8: Những phương cách chữa trị (29/6)
 Bài 7: Những trợ giúp cho đứa trẻ có hội chứng tự kỷ - ASD (29/6)
 Mạnh hơn cả lời nói – Chuyện của người mẹ có con bị bệnh tự kỷ (17/6)
 Bài 6: Chuẩn đoán tự kỷ ở trẻ (12/6)
 bài 5: Những khó khăn khác với “Hội chứng tự kỷ - ASD” (9/6)
 Dấu hiệu của Trẻ mắc chứng tự kỷ (5/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i