Giáo dục trẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Giáo dục trẻ
   Ứng xử với "hội chứng con một"

 

Con một thường bị cho là tồn tại trong một "bong bóng cô đơn" nhưng thực tế, người đó có đời sống xã hội bên ngoài gia đình và là một phần của nhiều vòng tròn đồng tâm, bao gồm đại gia đình, bạn học cùng trường, bạn bè hàng xóm và cộng đồng.

 

Ảnh minh hoạ


Hiện nay vẫn tồn tại thành kiến về con một khi nhiều người cho rằng, một đứa trẻ lớn lên không có anh chị em sẽ thiếu các kỹ năng xã hội, tự coi mình là trung tâm và bị cô lập, dễ hư hỏng, cô đơn. Hiện chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy, việc là con một ảnh hưởng đến tính cách, hành vi hoặc hạnh phúc của người đó.

 

Theo Tiến sĩ Susan Newman, nhà tâm lý học ở New York (Mỹ) và là tác giả của cuốn "Nuôi dạy con một", những nhận thức tiêu cực như: con một thường dễ tự ái, chống đối xã hội - từ lâu đã bị phản đối. Nhưng quan niệm này đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều người.

 

Thách thức lớn nhất đối với các bậc cha mẹ có một con là những năm đầu đời, phần lớn thời gian ở nhà chỉ có cha mẹ và con. Con có thể chơi suốt ngày với cha mẹ nhưng điều đó không giống với trải nghiệm được vui chơi cùng nhiều đứa trẻ khác. Tuy nhiên, việc chơi một mình có thể khiến đứa trẻ trở nên sáng tạo hơn.

 

Newman cho biết, cha mẹ có một con thường có nhiều thời gian, năng lượng và sự kiên nhẫn lắng nghe con hơn vì họ không bị lôi kéo theo nhiều hướng hoặc liên tục phải giải quyết tranh chấp giữa các con.

 

Con một thường bị cho là tồn tại trong một "bong bóng cô đơn" nhưng thực tế, người đó có đời sống xã hội bên ngoài gia đình và là một phần của nhiều vòng tròn đồng tâm, bao gồm đại gia đình, bạn học cùng trường, bạn bè hàng xóm và cộng đồng.

 

Theo bà Newman, đứa trẻ là con một nhận được sự quan tâm tuyệt đối từ cha mẹ, tạo ra mối liên kết đặc biệt giữa con cái và cha mẹ, bao gồm sự tin tưởng và minh bạch. Việc không có sự thiên vị của cha mẹ và sự ganh đua giữa anh chị em không làm tổn hại đến lòng tự trọng của trẻ.

 

Trường hợp con một cũng được cho là có lợi thế về học tập vì tất cả nguồn lực của cha mẹ đều được dành cho con.

 

Con một ý thức được việc mình có tất cả, không phải chia sẻ sự yêu thương, quan tâm của bố mẹ hay đồ chơi với người khác. Nhưng đôi khi, điều đó cũng có thể là một thách thức khi cá nhân đứa trẻ không có nơi nào để trốn và không có ai khác để đổ lỗi cho mọi việc. Và trách nhiệm chăm sóc khi cha mẹ già đi không thể chia sẻ với ai.

 

Cách nuôi dạy con một

 

Tiến sĩ Susan Newman, trường hợp có một con, cha mẹ nên tạo điều kiện hòa nhập xã hội cho con sớm và thường xuyên. Các sân chơi, trường mầm non, lớp học hoặc câu lạc bộ sẽ giúp con trẻ phát triển các kỹ năng xã hội mà trước đây mọi người thường nghĩ chỉ có anh chị em mới có.

 

Thứ hai là thúc đẩy tình bạn của con. Những người bạn thân có thể trở thành người thay thế anh chị em ruột và ở bên con những khi cần. Việc cho con tham gia các môn thể thao đồng đội hoặc các hoạt động ngoại khóa nhóm như ban nhạc cũng giúp con nhận ra không phải lúc nào, mình cũng là trung tâm của sự chú ý.

 

Hãy hành động như thể bạn có một gia đình đông con, phân công công việc và thiết lập ranh giới, trách nhiệm rõ ràng. Hãy cố gắng không để con có cảm giác mình là trung tâm, con không nên có niềm tin mình đang điều hành gia đình. Cha mẹ cũng đừng nói "có" với mọi mong muốn và ý thích với con.

 

Điều này chỉ khuyến khích cảm giác về quyền lợi ở con. Đặc biệt, bạn đừng nghĩ rằng mình phải là bậc cha mẹ hoàn hảo cũng như đặt kỳ vọng quá lớn, đòi hỏi đứa con duy nhất của mình phải hoàn hảo.

 

Theo Phụ nữ Việt Nam

Nguồn: Goodhousekeeping.com

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 9 điều bạn có thể làm để thành ‘người cha lý tưởng’ với con gái (7/6)
 3 tính cách của người cha dễ khiến con gái mình sa vào vòng tay của người tệ hại sau này (7/6)
 Cách thông minh giúp trẻ hào hứng làm việc nhà (30/5)
 Có nên thưởng tiền mặt cho con khi đạt điểm tốt? (30/5)
 5 quy tắc vàng uốn nắn đứa trẻ hư (20/5)
 Dạy con bằng niềm vui (20/5)
 2 hành vi này của cha mẹ sẽ khơi dậy tính ghen tị của trẻ (13/5)
 Cha mẹ đừng nghĩ, chỉ con gái mới cần chú ý giáo dục giới tính (13/5)
 Vì sao bố mẹ nên dạy con tính kiên nhẫn? (6/5)
 Dạy con hiểu giá trị của gia đình (6/5)
 Cách giúp con giải quyết xung đột với bạn bè (23/4)
 7 câu nói cứu nguy cho cha mẹ khi dạy con, giúp nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc (23/4)
 Có nên cho tiền con tiêu vặt? (18/4)
 Tác hại không ngờ khi cha mẹ hứa suông với trẻ (18/4)
 Đây là lý do bố mẹ không nên hứa tùy tiện với con (11/4)
 Kết nối với con đang tuổi dậy thì (11/4)
 Cha mẹ ảnh hưởng thế nào đến cơn nóng giận của con? (2/4)
 Có 1 điều cần dạy con quan trọng hơn kiến thức nhưng nhiều cha mẹ thường bỏ qua, đến khi nhìn lại đã quá muộn (2/4)
 Nói 5 câu này trong lúc nóng giận, ba mẹ vô tình làm tổn thương con, gây ảnh hưởng tâm lý sau này (28/3)
 Giúp trẻ bỏ thói quen phàn nàn (28/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i