Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Đánh chuyền.


Đánh chuyền.

Mục đích chơi:
Rèn khéo tay, nhanh mắt, kiên trì.
Một góc sân nhỏ, khô ráo và sạch sẽ.
Dụng cụ chơi:
Một bó que dài 10 cái, mỗi cái dài độ 20cm, vót nhẵn.
Một viên đá hoặc viên đất tròn nhỏ làm hòn tung.(hòn chuyền)
Cách chơi:
Mới đầu là ngồi trên đất, thường là co một chân, một chân duỗi để có thể rải cỗ que chuyền gối lên duỗi mà chơi.Nếu không khì để tiện xê dịch, phải lấy một que tre hoặc một đoạn gỗ để trải que gối đầu lên gỗ.
Tay phải cầm cả cổ chuyền và hòn tung, tung hòn đá lên rải các que chuyền xong lại kịp bắt hòn chuyền và lần lượt tung hòn chuyền  rồi nhón que và bắt cho hết 9 bài.(Bài 1 nhón từng que 1,lần lượt tăng lên...,)Đặc biệt là tay vừa chơi, miệng vừa đọc các bài văn vần thích hợp với từng bài.
Ví dụ: Ba – Lá đa, ba – lá cà; ba – lá lốt, mốt sang tư:tư – củ từ...Cứ thế cho đến hết bài chín bài mười.Đến bài mười thì tung hòn chuyền  và đặt gọn cả cổ chuyền xuống rồi lấy gọn cả cổ chuyền đó lên tay thì chuyển sang các bài chấm, bài gõ bài chuyền.
_Đến đây có thể đứng dậy mà chơi cho sinh động, dễ dịch chuyển.
_Bài chấm thì tay phải tung hòn chuyền lên cao, cầm cổ chuyền chấm các đầu que vào bàn tay trái hai cái, miệng nói “chấm chấm một” đồng thoiừ với tay chấm, xong lại ngửa tay phải đón bắt lấy hòn chuyền.
Làm tiếp “chấm chấm hai” đến “ chấm chấm năm” sau đó chuyển sang bàn gõ.
Nếu vẫn ngồi trên đất thì chấm chấm đầu cỗ que chuyền xuống đất.
Bàn gõ là lấy cỗ que chuyền gõ gõ, đánh nhẹ vào bàn tay trái, trong khi hòn đá rơi và miệng hát “gõ gõ một”xong rồi bắt lấy hòn chuyền.
Luật chơi:
_Tay nhón các que phải đúng theo các bài từ 1 đến 9.
_Khi chấm hoặc gõ hoặc chuyền làm tung rơi que chuyền hoặc bóng là mất lượt.
_Ai hoàn thành bài chuyền là thắng.
_Có nơi mất lượt thì phải bắt đầu lại từ bài 1.
(72 Trò chơi Vận động dân gian – NXB TDTT)