Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Các trò chơi với bé


Dưới đây là một số các trò chơi mà ba mẹ có thể chơi với bé. Những trò chơi này sẽ giúp bé phát triển các kỹ năng của mình và tạo ra sự thân mật gần gũi giữa cha mẹ và con cái.


Chơi khám phá

Cách chơi khám phá (thử nghiệm, tìm ra cái mới):

- Giúp bé khám phá đồ vật, sự kiện mới

- Vui vẻ làm theo chỉ dẫn của bé

- Hào hứng làm việc cho bé quan sát

(kèm giao tiếp bằng mắt, "bình luận bóng đá")

Một số dạng chơi:

- Đặt đồ chơi mới vào giữa đống đồ chơi cũ

- Thu hút sự chú ý của bé (chỉ cho bé kèm lời nói) tới đồ vật, sự kiện mới

- Giấu đồ chơi để bé tìm

- Đặt đồ chơi ngoài tầm với của bé, cho vào hộp khó mở

- Cho bé dần dần các mảnh của đồ chơi, đồ vật có nhiều mảnh

- Tìm hiểu xem các đồ vật trong nhà phát ra tiếng động như thế

Chơi vận động

Cách chơi vận động (bé khám phá và học cách điều khiển cơ thể)

- Tạo tình huống để bé vận động

- Tạo không khí vui vẻ để bé thích vận động

- Xoa bóp cho bé theo nguyên tắc trái ngược (ví dụ vừa cào vừa xoa)

(kèm giao tiếp bằng mắt, "bình luận bóng đá", nghe nhạc, thơ, hát)

Một số dạng chơi:

- Các trò chơi vận động thô:

+ Chạy (tới và lui), trèo cầu thang , trèo dốc(lên và xuống), dậm chân, nằm/ngồi đưa chân qua lại, đá bóng, nhún nhảy theo nhạc, nhảy hai chân cùng lúc, giữ thăng bằng trên một chân, bước đều

+ Dơ tay, quay tay từ trên xuống (cần mẹ giúp), vắt chéo tay phía trước, dơ tay chạm chân, chạm đầu, đập nhẹ tay lên bàn, gõ cửa, vỗ tay, vẫy tay, ném bóng, vỗ nhẹ vào chân, vai, bụng, đầu, khoanh tay, đưa hai tay ra, xoa tay vào nhau, chống tay lên eo

+ Vặn mình, đứng lên, ngồi xuống, nhún, quỳ gối rồi đứng lên, lộn nhào, leo trèo, nhảy xa

+ Lắc đầu, gật đầu, quay đầu, che mặt bằng tay

- Các trò chơi vận động tinh:

+ Làm động tác chỉ, cắt kéo, tròn - búng, chữ o, chi chi chành chành, xoè, nắm tay, ngọ nguậy ngón tay, duỗi ngón trỏ, giơ ngón cái, múa xinh (xoay cổ tay)

+ Lật trang sách, vẽ nguệch ngoạc, dán giấy, chụm tay giữ nước

+ Cau mày, búng tai, phỉnh mũi, xì mũi


Chơi con rối


- Có thể dùng búp bê, thú nhồi bông, dùng con rối nắm được trong tay và có tiếng kêu

- Có thể dùng ngón tay mẹ, vẽ thêm hình mắt, mũi, râu...

- Có thể dùng bóng bay nhiều màu, nhiểu hình, đổ bột nặng vào, buộc chặt lại, vẽ hình ngộ nghĩnh lên

- Có thể cắt hình con rối trên bìa cứng, tô, dán thêm màu

- Có thể dùng bìa cứng cắt hình ngôi nhà, dán giấy khác màu vào chỗ cánh cửa, sau cánh cửa để hình con rối (hoặc tranh, ảnh khác), mở ra là bé thấy

- Nhẹ nhàng giới thiệu từng con rối, có thể dùng lời hát ("con gì cạp cạp, a con vịt, con gì meo meo, a con mèo")

- Dùng con rối để cù, nói chuyện, nhảy, hát, tạo những âm thanh thú vị

- Dùng hai con rối để tạo hội thoại

- Dùng con rối để hát/nói "xin chào" và "tạm biệt" lúc bắt đầu và kết thúc trò chơi

- Dùng con rối để kể chuyện, minh họa cho truyện tranh vẫn "đọc" cho bé (ví dụ con rối 2 nửa kể chuyện cô bé choàng áo đỏ)

Theo Webtretho.vn