Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Đi chơi với trẻ


Đi chơi với trẻ       

Dẫn trẻ đi bảo tàng, triển lãm, vườn bách thú, hội chợ, đi xem xiếc, công viên hay bãi biển đều là chuyện thích thú đối với trẻ em cũng như cha mẹ. Trẻ em vô cùng tò mò và ham thích có thêm những trái nghiệm. Chúng còn kể lại và tái diễn lại trò chơi, hết ngày này đến tuần khác. Đó là cách trẻ học và chín chắn lên.



Những trải nghiệm của trẻ cũng làm cho cha mẹ hưng phấn vì được chia sẽ những thích thú của trẻ và sống lại những ngày tốt đẹp của tuổi thơ. Trẻ em giúp cho cha mẹ giữ lại tuổi trẻ và sự nhanh nhạy. Khi mọi sự diễn ra êm đẹp, rõ ràng tình yêu thương và tình bạn giữa cha mẹ và con cái tăng thêm. Nhưng cũng có thể có những rạn nứt làm cho các cuộc đi chơi mất vui. Những trải nghiệm mới có khi mệt hơn thường lệ nhất là với trẻ nhỏ, nhưng cha mẹ khó mà có thể hiểu nổi.

Đa số người lớn khi  đi thăm bảo tàng hay vườn bách thú lại muốn xem đủ mọi thứ, ít nhất là xem lướt qua để đảm bảo không bỏ lỡ cái gì mình thích và cũng để bbo qua nhanh những cái gì không thích. Còn trẻ thơ ít biết lựa chọn. Đến vườn bách thú, tất cả các con vật đều làm chúng thích thú, còn cha mẹ chỉ muốn thăm một phần nào đó khi họ đưa trẻ dưới 6 tuổi đi.

Tuy thật là khó song cha mẹ nên chiều theo nhịp của trẻ. Cảnh điển hình ở vườn bách thú là: người lớn chán xem voi, mà tiếp tục vừa đi vừa hò hét con còn tụt lại ở đằng sau: "Có nhanh lên không! Chúng ta còn xem hươu cao cổ nữa chứ." Nhưng đứa bé còn chưa hết ngạc nhiên , cứ dán mắt vào cái vòi con voi, xem con voi ăn, vui ị cả đống phân to tướng. Cho nên cha mẹ cần thích nghi theo nhịp của con hơn là thúc ép nó đi cho mau. Ngoài ra cha mẹ có xu hướng giảng giải cho con điều mình thích hơn là để trẻ tự khám phá những gì nó thich thú rồi hỏi sau.

Khi tôi đưa con đi chơi, vấn đề hay phát sinh khi đi qua các quầy thực phẩm, bánh kẹo và đồ chơi lưu niệm. Bọn trẻ ở nhà thì chỉ ăn bằng nửa nhưng tới đó lại đòi ăn như voi với các loại kem, nước giải khát có ga và bánh ngọt...

Còn các đồ lưu niệm thì tôi chán ngấy vì chẳng có chút mỹ thuật, nhưng lại làm cho bọn trẻ thèm muốn không dứt ra được.

Giải pháp của tôi là: Trước khi đi tôi quyết định cho mỗi cho mỗi cháu một khoản tiền nhất định, muốn ăn uống gì hay mua lưu niệm gì thì tự cân đối lấy và tùy thích. Làm như thế khỏi phải tranh cãi liên tục trước từng đòi hỏi của con. Giải pháp này rất hiệu quả, thực tế cho thấy đặt vào tình huống cụ thể như vậy, nhiều đứa trẻ hoang toàng bỗng trở nên tính toán chi ly, hà tiện thật sự.

Đối với những loại thức ăn vô bổ mà tôi có đủ bằng chứng về tác hại đối với sức khỏe, tôi phải cấm không cho trẻ ăn dù ở nhà hay bất kỳ đâu.. Khi đi chơi với con, các bạn nên đem theo một túi quả và 1 bình nước. Lúc đầu chúng có thể chê, nhưng khi đã khát thì chúng sẽ uống tất. Ngay khi bọn trẻ không đụng đến thức ăn đem theo thì thức ăn dự trữ đó cũng khiến cho trẻ không nghĩ rằng cha mẹ khắc nghiệt khi chúng đòi mua thức ăn này nọ ở đường.

Đưa trẻ đi câu cá dễ bị hẫng khi bạn nghĩ trẻ cũng thích câu cá như bạn. Chỉ một số ít trẻ có thể tập trung và ngồi yên câu cá, còn đa số trẻ lại thích động đậy và sáng tạo. Chúng thích ném đa xuống ao, thả thuyền giấy, thuyền lá cây hay xây đập ngăn dòng nước. Hãy cho trẻ chơi theo ý thích đó nếu việc đó an toàn cho chúng và không quấy rối bạn.

Với các con ở tuổi học đường, khi định đưa trẻ đi xem triển lãm hoặc tham quan đặc biệt, nên cho trẻ tìm hiểu từ sách về những chủ đề liên quan (về một khía cạnh do trẻ tự chọn lựa) rồi để trẻ đọc cho cả gia đình cùng nghe về những điều đã thu thập được trong sách hoặc những gì muốn biết, muốn xem khi đi thăm quan triển lãm. Điều quan trọng là cha mẹ cùng tham gia vào việc tìm tòi và báo cáo của trẻ để chứng tỏ cho trẻ đây là một hoạt động có ích chứ không phải cha mẹ làm cho qua chuyện. Việc tìm hiểu trước có thể làm nhẹ nhàng, không cần sâu sắc và hình thức, không gò bó thì thường sẽ làm tăng niềm thích thú lên gấp bội và làm cho cả người lớn và trẻ em đều thu được lợi ích.

                                                                                      Theo lamchame.com