Tâm lý
   Nếu trẻ có 10 đặc điểm này lớn lên sẽ thông minh hơn người
 

Đây là những dấu hiệu có thể quan sát được ở trẻ từ lúc mới sinh đến lúc 10 tuổi để biết liệu trẻ có chỉ số IQ cao hay không.


Mới sinh: Bé nặng hơn các bạn khác
Những phụ nữ sinh ra những em bé nặng cân có thể vui mừng khi nghe tin này. Trẻ sơ sinh càng nặng, trí thông minh càng cao.


Một nghiên cứu trên 3.000 trẻ sơ sinh đã được công bố trên Tạp chí Y học Anh cho biết bé có chỉ số cân nặng cao có chỉ số IQ nhỉnh hơn các bé khác.


Người ta cho rằng nguyên nhân là do trẻ nặng cân được nuôi dưỡng tốt hơn khi còn ở trong bụng mẹ.


12-24 tháng tuổi trẻ hiểu được ngôn ngữ khác
Nếu bạn có thể nói chuyện với con bằng thứ tiếng khác thì chúc mừng. Khi trẻ nhỏ được tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ khác nhau, điều đó sẽ làm thúc đẩy sự phát triển não bộ ở trẻ, theo như bản báo cáo của tạp chí khoa học quốc tế Sự phát triển của trẻ.


Những em bé sinh ra mà được nghe bố mẹ nói chuyện bằng hai thứ tiếng trở lên thì có kết quả cao hơn ở những bài kiểm tra chỉ số thông minh.


3 tuổi: Trẻ cao hơn các bạn khác
Một cuộc nghiên cứu được tiến hành bởi Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (Mỹ) chỉ ra rằng trẻ em cao lớn thường đạt điểm số cao trong các bài kiểm tra.


Nhóm nghiên cứu có viết: "Khi mới 3 tuổi, trước khi việc đi học ở trường tạo tác động lên trẻ, và trong suốt thời thơ ấu, những trẻ cao lớn có điểm số cao hơn hẳn so với các trẻ khác ở những bài kiểm tra nhận thức."


4 tuổi: Có thể vẽ con người
Trẻ em có năng khiếu nghệ thuật mà có thể mô phỏng hình dáng con người một cách chân thực khi mới lên 4 thường thông minh hơn chúng bạn.


Các nhà khoa học ở trường đại học King's College London (Anh) đã nghiên cứu 15,000 bức tranh do trẻ 4 tuổi vẽ và kết luận rằng những trẻ có mắt thẩm mỹ từ nhỏ có khả năng có chỉ số thông minh cao hơn khi lớn lên.


5 tuổi: Biết nói dối sớm
Nói dối có thể là điều tốt. Trẻ em mà biết nói dối khi còn nhỏ thường đạt kết quả cao trong tương lai. Một nghiên cứu tại Canada trên 1,200 trẻ em độ tuổi từ 2 đến 17 phát hiện rằng những trẻ nói dối sớm thì thông minh hơn. Các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Trẻ em tại trường Đại học Toronto nói rằng những kĩ năng để nói dối một cách thuyết phục như phản ứng nhanh và sử dụng thông tin theo hướng có lợi cho mình thể hiện trình độ phát triển não bộ cao. Trẻ càng nói biết nói dối sớm, chứng tỏ não của chúng càng phát triển.


6 tuổi: Biết chơi một loại nhạc cụ
Chơi nhạc có thể giúp làm thúc đẩy chỉ số trí tuệ xúc cảm (emotional intelligence - EI) của trẻ khi lên 6. Các nhà nghiên cứu ở trường Đại học Y Vermont (Vermont College of Medicine) tại Mỹ đã xem xét ảnh quét não của 232 thiếu nhi và thiếu niên khỏe mạnh độ tuổi từ 6 đến 18, và thấy rằng những cháu càng hay chơi nhạc cụ thì càng giỏi "kiểm soát lo lắng và cảm xúc".


7 tuổi: Khả năng đọc sách tốt
Các nhà khoa học cho rằng, đọc nhiều sách khi còn nhỏ là một dấu hiệu cơ bản cho thấy trẻ sẽ có trí thông minh cao trong tương lai.


Những thiếu nhi 7 tuổi mà chìm đắm trong sách truyện, tức là có khả năng đọc hiểu tốt hơn trung bình, thường đạt kết quả cao trong bài kiểm tra IQ lúc đã là thanh thiếu niên. Đó là khám phá của một cuộc nghiên cứu dưới sự hợp tác trường Đại học Edinburgh và King's College London (Anh ) vào năm 2014.


8 tuổi: Thích thức khuya
Con của bạn ở độ tuổi này có hay kì kèo để được đi ngủ muộn không?Nếu câu trả lời là có, thì cũng đừng quá lo lắng. Một nghiên cứu của Đại học Kinh Tế Luân Đôn (London School of Economics) đã chỉ ra rằng những người thông minh thường thức khuya và họ đã bắt đầu thói quen này từ khi còn nhỏ.


Các nhà nghiên cứu ghi lại rằng: "Những trẻ thông minh có xu hướng trở thành những người hay đi ngủ muộn và dậy muộn vào cả ngày thường lẫn ngày cuối tuần khi trưởng thành."


9 tuổi: Không bỏ bữa sáng
Nếu con bạn ở độ tuổi này thường xuyên có một bữa sáng đảm bảo sức khỏe, cơ hội chúng đạt điểm cao ở các bài kiểm tra về học vấn tăng lên gấp đôi.


Những trẻ hay ăn ngũ cốc, bánh mì và sữa vào buổi sáng có điểm số cao nhất trong bài thi cuối Giai Đoạn 2 (Key Stage 2) so với các bạn đồng trang lứa. Đó là kết luận của một cuộc nghiên cứu do Đại học Cardiff (Anh) tiến hành trên toàn bộ 5000 học sinh từ 9 đến 11 tuổi tham gia.


Key Stage 2 chỉ giai đoạn học tập kéo dài 4 năm từ 7 đến 11 tuổi của học sinh phổ thông, do Cơ quan Kiểm định chất lượng và Khảo thí (Standards and Testing Agency - STA) trực thuộc Bộ Giáo dục Anh đề ra.


10 tuổi: Thích nói chuyện

Khi lên 10 tuổi, con của bạn có thể tham gia bài kiểm tra chỉ số thông mình (IQ) để biết chính xác chỉ số của mình. Theo như Mensa - tổ chức chỉ dành cho những người có chỉ số thông minh cao thuộc top 2% dân số toàn thế giới, các dấu hiệu của trí thông minh bao gồm thích nói chuyện, tự tạo luật mới khi chơi trò chơi chiến thuật cờ bàn (boardgame, ví dụ như Cờ Tỉ Phú) và không thích chơi với các bạn cùng lứa.


Theo Trí Thức Trẻ

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bạn đã tiết kiệm tiền cho con đúng cách? (13/1)
 Bố mẹ hãy thay đổi (12/1)
 Dạy con ghi nhớ thông tin – bài học không thừa phòng khi trẻ đi lạc (11/1)
 10 quy tắc vàng nuôi dạy con trong thời hiện đại (8/1)
 Con nhút nhát hay hung hăng đều do cha mẹ (7/1)
 4 cách giúp trẻ nâng cao kỹ năng giao tiếp (6/1)
 8 tuyệt chiêu dụ dỗ trẻ làm việc nhà (5/1)
 Những kiểu hành xử của bố mẹ vô tình làm hư con (31/12)
 Cách nào giúp trẻ thoát tự ti (30/12)
 7 thói quen quyết định cuộc đời trẻ (29/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i