Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Thực đơn dinh dưỡng cho bé 6 tuổi


Mới thế mà bé yêu của mẹ đã chuẩn bị vào lớp 1 rồi đấy. Vậy thực đơn dinh dưỡng của bé có khác gì so với lúc bé còn học mẫu giáo?


Thực đơn dinh dưỡng cho bé 6 tuổi

Thực phẩm nào giúp bé trở nên thông minh hơn, thực phẩm nào giúp bé có trí nhớ tốt hơn và chế độ ăn uống của bé như thế nào luôn là những thắc mắc của các mẹ khi bé yêu bắt đầu vào lớp 1. Để có thể giải đáp được những thắc mắc của các mẹ, chúng ta hãy tìm hiểu những thông tin dưới đấy nhé.


Đối với bé 6 tuổi, chế độ thực đơn dinh dưỡng cho bé như thế nào?


Nguồn năng lượng cho quá trình vận động:

Hầu hết khi bé đã được 6 tuổi, đồng nghĩa với việc bé lúc này đã vào lớp 1. Thực đơn dinh dưỡng của bé trong giai đoạn này vẫn cần ba bữa ăn chính: ăn sáng, ăn trưa và ăn chiều. Do vậy mà các mẹ nên chú ý thực đơn của bé bao gồm:


+ Thực đơn phải cân bằng chứa các nhóm thực phẩm đa dạng như một chiếc bánh xăng- uých, trái cây tươi và một hộp sữa chua


+ Chất đạm - nguồn cung cấp năng lượng chính từ thịt, cá, trứng, phó mát hoặc đậu


+ Các mẹ cũng nên bổ sung một lượng chất béo từ bánh nướng, bánh ngọt, xúc xích hoặc bánh mì kẹp thịt - tuy nhiên, lượng chất béo đó là vừa đủ và theo chế độ dinh dưỡng mà mẹ đã lập ra nhé.


+ Nên dùng một ít có lượng chất béo cao


+ Hãy cung cấp cho trẻ một lượng chất bột đường như bánh mì, khoai tây, cơm hoặc mì, và một khẩu phần rau (rau sống, đã nấu chín hoặc rau trộn) và một ít trái cây sấy khô hay còn tươi hoặc nước ép trái cây để cung cấp vitamin


Bé yêu khi được 6 tháng tuổi thì cần cung cấp những nguồn dinh dưỡng gì?


+ Nguồn dinh dưỡng từ sữa và sản phẩm từ sữa để cung cấp đủ canxi cho sự phát triển xương và bố sung những dưỡng chất quan trọng như sắt, vitamin C và folate.


Nguồn năng lượng cho sự phát triển trí não của bé:

Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là khi trẻ đã bắt đầu đi học thì nguyên tắc chính là trẻ phải ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng và cân đối để tránh suy dinh dưỡng hoặc béo phì. Điều quan trọng là bé phải ăn sáng trước khi đi học để tránh bị hạ đường huyết giữa buổi học, bởi nếu trẻ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng thì sẽ khiến cho trẻ buồn ngủ, mệt mỏi và mau quên.


+ Mẹ nên cũng cấp dinh dưỡng thì nguồn chất đạm động vật như thịt, cá, trứng, sữa, hải sản,... .


Bởi chất đạm sẽ giúp trẻ không bị thiếu máu thiếu sắt và các nguyên tố vi lượng (đồng, kẽm, coban,...) là nguyên nhân làm suy giảm trí nhớ.


+ Nguồn chất xơ và vitamin từ rau và trái cây sẽ cung cấp vitamin cho hoạt động trí nhớ.


+ Sữa là thực phẩm không thể thiếu vì sữa cung cấp đầy đủ các dưỡng chất như canxi, đạm, vitamin. Mỗi ngày trẻ cần uống 300ml-500ml, sau khi ăn sáng, ăn trưa, ăn tối.


+ Cần bổ sung chất cholin và bổ sung các nguyên tố vi lượng từ thực phẩm hằng ngày cho trẻ như lòng đỏ trứng, nước nho, bơ đậu phộng, gan, bông cải,...


Bởi theo ý kiến của các bác sĩ thì nếu thiếu hụt choline lâu ngày có thể ảnh hưởng đến chức năng gan (nhiễm mỡ, chết tế bào gan...),và đặc biệt quan trọng là tổn thương não bộ và hệ thần kinh (tổn thương màng tế bào, thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh Acetylcholine).


Theo PNO