Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Những bộ phận của gà không nên cho trẻ ăn


Thịt gà chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, có một số bộ phận của con gà cha mẹ không nên cho trẻ ăn.


Nội tạng

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, cán bộ Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ với Zing: "Nhìn chung nội tạng của bất kỳ con vật nào cũng không tốt, từ gia súc đến gia cầm như gà".


Do hàm lượng cholesterol trong nội tạng gà rất cao. Hơn nữa, đây cũng là bộ phận dễ nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn và virus. Trong đó, gan gà vừa là bộ phần có nhiều dinh dưỡng nhất đồng thời cũng là nơi chứa mầm bệnh tật, tích lũy nhiều kim loại nặng. Vì vậy, phụ nữ đang cho con bú, trẻ nhỏ hoặc người có cơ địa nhạy cảm không nên ăn nội tạng của gà, trừ phần trứng non.


Tuy nhiên, có một số bộ phận của con gà cha mẹ không nên cho trẻ ăn.


Có một số bộ phận của con gà cha mẹ không nên cho trẻ ăn


Theo Wiki, trong nội tạng, người ta cho rằng ăn gan rất độc vì gan là nơi thải lọc độc tố trong cơ thể. Sự thực ăn gan rất tốt. Với các hàm lượng đạm, sắt, vitamin đáng kể như vậy, gan đặc biệt tốt cho trẻ em thiếu máu suy dinh dưỡng.


Tuy nhiên, cho trẻ suy dinh dưỡng ăn quá nhiều gan có thể gây hại cho sức khỏe, vì vậy, mỗi tuần chỉ nên ăn 2 bữa và chỉ ăn từ 30-50g/bữa dành cho trẻ em.


Phao câu
Đây là phần sau cùng của thân gà (kể cả vịt, ngan, ngỗng cũng như một số loài chim), tích tụ nhiều mỡ nhất trong cơ thể con vật.


Phao câu còn có một nốt nhỏ nhú lên, là nơi gà thường dùng mỏ lấy chất dịch béo ở đây để trau chuốt bộ lông bóng mượt, tăng thêm vẻ đẹp lại có tác dụng bảo vệ cơ thể không bị thấm nước khi gặp sương, mưa.


PGS Thịnh cho rằng phao câu ăn mềm, béo ngậy, thơm mùi mỡ gà rất đặc trưng tuy nhiên nếu ăn nhiều sẽ không có lợi cho cơ thể. "Nhiều người quan niệm bộ phận này có tác dụng đẹp tóc. Nhưng điều này hoàn toàn không đúng", ông Thịnh khẳng định.


Vị chuyên gia này khuyến cáo người dân không nên ăn nhiều phao câu (5-6 cái), nhất là trẻ em để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.


Cổ gà
Theo báo Đời sống pháp luật, cổ gà thường có ít thịt, nhưng lại tập trung rất nhiều mạch máu và tuyến dịch bạch huyết. Một số tuyến bạch huyết giải độc đều tập trung ở lớp mỡ dưới da của cổ gà, trong những tuyến này có các độc tố gây bệnh và chất tăng trọng trong chăn nuôi còn lưu lại.


Vì vậy, không nên cho trẻ ăn nhiều cổ gà, sẽ gây độc cho cơ thể.


Theo mevabe