Sức khoẻ
   Trẻ bị hen, lớn lên có hết bệnh không?
 

Nhiều bậc cha mẹ có con nhỏ bị bệnh hen đã rất lo lắng không biết khi trưởng thành, trẻ có còn mắc bệnh hen nữa hay không? Cần làm gì để thay đổi tình trạng hen ở trẻ em?

 

Phần lớn trẻ em mắc hen sẽ không còn triệu chứng khi trưởng thành

Hen ở trẻ em khi lớn lên có hết bệnh không?

Phần lớn trẻ em mắc hen sẽ không còn triệu chứng khi trưởng thành. Theo diễn biến tự nhiên thì khoảng 2/3 số trẻ em bị hen sẽ không còn hen khi đến tuổi 20, còn 1/3 trẻ em hen vẫn còn triệu chứng.

Sự thay đổi này có thể do sự thay đổi hormon đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến đường thở, đáp ứng viêm và co thắt cơ trơn phế quản.

Các yếu tố nguy cơ nào làm bệnh hen kéo dài từ nhỏ tới lớn?

- Giới nữ

- Xuất hiện triệu chứng hen ở 3 năm đầu, đặc biệt ở nhũ nhi

- Xuất hiện trên 10 đợt hen cấp

- PEF thấp kéo dài

- Bố mẹ bị hen

- Thường xuyên tiếp xúc với dị nguyên

Những yếu tố nguy cơ làm cơn hen tồn tại dai dẳng

- Hen nặng

- Không còn hồi phục

- Xuất hiện sau tuổi 40

- Tiếp tục tiếp xúc với dị nguyên.

 

Thay đổi môi trường sống có thể giúp thay đổi tình trạng hen ở trẻ. Ảnh minh họa

Hen không được chẩn đoán đúng hoặc nhầm có nguy hiểm không?

Nếu người bệnh hen không được chẩn đoán đúng bệnh hen sẽ dẫn đến không được điều trị và bệnh không được kiểm soát làm cho bệnh nặng thêm và kéo dài, ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ nhỏ.

Nếu hen bị chẩn đoán nhầm sẽ dẫn đến điều trị sai và dùng thuốc không đúng bệnh, gây hại cho người bệnh, lãng phí tiền của, thời gian của gia đình. Ngoài ra còn làm thay đổi thói quen cách sống cũng như những rối loạn về tâm lý.

Làm gì để thay đổi tình trạng hen ở trẻ em?

Nếu trẻ mắc hen, gia đình cần cho trẻ được điều trị can thiệp sớm để thay đổi tình trạng hen ở trẻ em.

- Điều trị với ICS có thể ngăn ngừa được sự biến đổi đường thở, ngăn ngừa sự giảm chức năng phổi và kiểm soát được hen.

- Can thiệp sớm về môi trường sẽ rất hữu ích với trẻ em có nguy cơ mắc hen.

Các biện pháp làm giảm nguy cơ hen kéo dài từ nhỏ tới lớn gồm:

- Điều trị tốt bệnh hen

- Hít corticoid sớm để điều trị hen

- Thay đổi môi trường sống

- Giảm tiếp xúc dị nguyên ngay thời kỳ còn trong bào thai và 2 năm đầu đời.

PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn - Nguyên Giám đốc Trung tâm Dị ứng Miễn dịch Lâm sàng, BV Bạch Mai

 Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/tre-bi-hen-lon-len-co-het-benh-khong-169230213101234117.htm

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Mùa xuân trẻ dễ bị viêm đường hô hấp, chú ý cách phòng ngừa (14/2)
 Thở khò khè - dấu hiệu hẹp khí quản nguy hiểm ở trẻ (13/2)
 Trẻ phát bệnh vì thời tiết nồm ẩm (10/2)
 Cách phòng các bệnh đường hô hấp khi nồm ẩm kéo dài (8/2)
 Thời tiết ảnh hưởng thế nào đến hệ hô hấp (8/2)
 Bác sĩ khuyến cáo các việc cần làm để phòng bệnh cho trẻ mùa nồm ẩm (6/2)
 Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein (4/2)
 Nhiều trẻ nhập viện vì hóc hạt dưa, bí (4/2)
 Cách sơ cứu, xử trí khi ngộ độc thực phẩm (3/2)
 Tiêu chảy do Rotavirus, căn bệnh quen thuộc nhưng rất nguy hiểm (2/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i