Sức khoẻ
   Dấu hiệu trẻ có nguy cơ thấp còi theo độ tuổi
 

Bé mới sinh dài dưới 50 cm, tăng chiều cao nhỏ hơn 25 cm trong 2 năm đầu, dậy thì sớm... có nguy cơ thấp còi, phụ huynh lưu ý cải thiện cho con.

Chị Mai Hoàng Nhung (Gò Vấp, TP HCM) đưa con trai 4 tuổi đi khám dinh dưỡng tại Nutrihome. Chị cho biết, con trai hơi thấp còi so với bạn bè cùng tuổi. "Một đứa trẻ có tốc độ tăng trưởng ra sao thì thấp còi cần cảnh giác? Tôi mong bác sĩ tư vấn để kịp thời giúp con cải thiện tình hình", chị Nhung nói.

Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Duy Tùng - Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, thấp còi là dấu hiệu cảnh báo, dễ nhận thấy của tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em. Nếu bé bị suy dinh dưỡng mà không được khám, can thiệp kịp thời sẽ dễ đối mặt với hàng loạt hậu quả như: thấp lùn, nhẹ cân, chậm phát triển thể chất, trí não, dễ mắc bệnh vặt, miễn dịch kém, khó tập trung, học hành sa sút...

 

Nhận biết trẻ thấp còi sớm để chủ động giúp trẻ cải thiện, phát triển tối ưu. Ảnh: Nutrihome

Theo đó, bác sĩ Tùng khuyến cáo, ở mỗi giai đoạn trẻ sẽ có tốc độ tăng trưởng khác nhau. Nếu bé không đạt mốc tăng trưởng thì sẽ có nguy cơ bị thấp còi, cần đi khám để xác định nguyên nhân, mức độ, cách xử lý. Dưới đây là 4 mốc thời gian với biểu hiện đi kèm cho thấy trẻ có nguy cơ bị thấp còi, phụ huynh cần quan tâm.

Mới sinh: Trẻ dài dưới 50 cm. Chiều dài trung bình của các bé mới sinh thường nằm ở mức 52 cm. Nếu bé sinh ra với chiều dài thấp là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo có nguy cơ bị thấp còi, suy dinh dưỡng. Nguyên nhân chính là sự thiếu hụt dinh dưỡng trong giai đoạn thai kỳ (còn gọi là suy dinh dưỡng bào thai). Khi mang bầu, mẹ không đảm bảo đầy đủ, cân đối nhóm chất: bột đường, đạm, béo, vitamin, khoáng chất thiết yếu dẫn đến tình trạng này.

Bé dưới 2 tuổi: Bé tăng cao dưới 25 cm một năm. Từ lúc mới sinh đến khi bé dưới 2 tuổi là giai đoạn tăng trưởng chiều cao nhanh, mạnh nhất. Nếu được bổ sung dinh dưỡng đúng, đủ, trẻ có thể tăng 25 cm trong năm đầu tiên, tăng 10 cm mỗi năm trong 1, 2 năm tiếp theo. Đây là giai đoạn quyết định đến 60% khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ trong tương lai.

Nếu bé tăng ít hơn 25 cm một năm trong năm đầu tiên ba mẹ nên đưa trẻ đi khám. Trong giai đoạn này, bé bắt đầu có thể tự uống sữa, ăn dặm, dễ dàng hơn trong việc xây dựng thực đơn đầy đủ, nhiều dưỡng chất.

Bé tuổi mầm non, mẫu giáo: Tăng chiều cao dưới 10 cm một năm. Trẻ mẫu giáo, mầm non có sự phát triển về thể chất, trí não, ngôn ngữ, vận động, thói quen ăn uống... Trẻ có thể cao thêm từ 1-1,5 cm một tháng, đến 5 tuổi trẻ cao khoảng 110 cm. Nếu bé tăng trưởng không đạt mức này, phụ huynh có thể cân nhắc cho trẻ đi khám sớm.

Ở tuổi này, các em bắt đầu thể hiện sự độc lập, ham học hỏi, khám phá thế giới, xuất hiện những hành vi bắt chước người lớn, đặc biệt trong vấn đề ăn uống. Do đó, xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ mầm non, mẫu giáo sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển cân đối, toàn diện về thể chất, trí não của bé.

Lứa tuổi dậy thì: Bé dậy thì sớm (trước 8 tuổi ở bé gái, trước 9 tuổi ở bé trai). Khi bắt đầu dậy thì sớm nội tiết tố sản xuất nhiều khiến trẻ tăng trưởng sớm hơn so các bạn cùng trang lứa. Tuy nhiên, vì xương của trẻ trưởng thành nhanh hơn bình thường, đầu xương sẽ bị cốt hóa, đóng khép sớm, khiến cho thời gian sinh trưởng bị rút ngắn. Sự phát triển chiều cao của trẻ chậm dần. Bé mặc dù cao sớm nhưng sẽ khó đạt chiều cao lý tưởng. Ngoài ra, trẻ dậy thì sớm phải đối mặt với nhiều hậu quả khác về sức khỏe, tâm sinh lý, mối quan hệ xã hội...

Trẻ dậy thì sớm có khả năng phát triển chiều cao tối ưu, tránh rủi ro bệnh tật nếu nhận sự can thiệp điều trị đúng cách, kịp thời. Bé cần được đánh giá toàn diện tình trạng sức khỏe, tình trạng dinh dưỡng, tuổi xương, chỉ số quan trọng khác trong cơ thể... Từ đó, chuyên gia dinh dưỡng đưa ra chỉ định, phác đồ điều trị khoa học về dinh dưỡng, vận động.

 

Trẻ khám dinh dưỡng tại Nutrihome. Ảnh: Nutrihome

Các giai đoạn phát triển của trẻ chỉ đến một lần trong đời. Do đó, ba mẹ không nên chủ quan bỏ qua. Dinh dưỡng, vận động đóng vai trò lớn trong việc giúp bé tăng trưởng tối ưu. Phụ huynh nên kịp thời đưa trẻ đi khám dinh dưỡng, mang đến cơ hội phát triển tốt, bác sĩ Tùng cho biết.

Sanh Diệp

Nguồn: https://vnexpress.net/dau-hieu-tre-co-nguy-co-thap-coi-theo-do-tuoi-4500103.html

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Cách sử dụng nước muối xịt mũi đúng cách (16/8)
 Các bệnh lý gây đau lưng ở trẻ em (15/8)
 Cách giúp trẻ thừa cân, béo phì tăng chiều cao (13/8)
 Trẻ tuổi nào dễ bị nguy hiểm khi mắc cúm? (13/8)
 Hội đồng tư vấn sử dụng vaccine của Bộ Y tế: Chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ dưới 5 tuổi (12/8)
 Cách ngăn ngừa trẻ béo phì (11/8)
 Bệnh đậu mùa khỉ ở trẻ em: Những điều cha mẹ cần lưu ý (9/8)
 Dấu hiệu trẻ nhịn tiêu gây táo bón (8/8)
 Cha mẹ sử dụng men cho trẻ sai cách gây biếng ăn trầm trọng hơn sau nhiễm COVID-19 (5/8)
 Sai lầm khi chăm sóc trẻ sốt xuất huyết (5/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i