Sức khoẻ
   Cách giúp trẻ an toàn khi nhà nuôi chó
 

Chuyên gia sinh vật cảnh có một số lời khuyên sau đây giúp cha mẹ ngăn ngừa chó nuôi tấn công trẻ:


1. Tốt nhất nuôi chó từ khi chúng còn bé. Nếu không, khi mới mua về hãy nhốt nó một thời gian đủ để thuần hóa.


2. Trong nhà có trẻ, hãy cho chú chó ngửi bất cứ vật gì có mùi của bé trước khi để hai bên tiếp xúc với nhau. Bằng cách này, chó đã dần quen với mùi của trẻ.


3. Trong thời gian bé mới tiếp xúc với cún, cha mẹ phải tăng cường bảo vệ an toàn cho trẻ bằng cách:


- Khuyến khích những tương tác tích cực và ngăn những xung đột giữa trẻ với vật nuôi. Cha mẹ có thể dắt cả hai cùng đi dạo với nhau hoặc cho chú chó ngồi bên cạnh khi bạn thay tã hay cho con bú.


- Không cho chó lại gần khi bé đang chơi, ngủ. Nên đóng cửa hoặc sử dụng một hàng rào ở cửa để ngăn chặn.


- Không bao giờ để chó và bé ở bên nhau mà không có người lớn coi sóc.


- Ngăn con bạn tiếp xúc với cún khi bạn không thể giám sát cận kề hoặc khi trẻ đang ăn, chơi, lúc chó ngủ....


- Thưởng cho cả trẻ và cún khi chúng hành xử đúng theo đúng ý bạn.


- Hãy trò chuyện với những người hàng xóm để dặn họ trông và nhốt chó cẩn thận.


Những tình huống không nên để trẻ tiếp xúc với chó:
- Chó đang ngủ: Hãy sắp xếp chỗ ngủ của chó ở một nơi yên tĩnh cách xa khu vực hoạt động để không bị quấy rầy.


- Chó đang ăn: Không để trẻ đến gần khi chó đang ăn. Việc cho chó ăn nên dành cho người lớn, đừng để trẻ làm điều đó, hoặc đến gần đồ ăn thức uống của chó.


- Dạy con bạn không nên tiếp với những chú chó lạ, ngay cả khi chúng có vẻ quen thuộc hay thân thiện. Nếu một con chó lạ đến gần, trẻ thường đứng yên, tay xuôi xuống hai hông và nắm chặt một cách đầy sợ hãi. Hãy dặn trẻ cách tốt nhất là giữ yên lặng, không la thét hay nhìn chằm chằm vào chó, mà chỉ nên nhìn xuống đất và lập tức ngồi xuống như tư thế nhặt một viên đá. Khi đó, chó tưởng sắp bị ném đá nên nó thường bỏ chạy. Trong trường hợp bị chó chồm lên cắn, hãy dạy trẻ cuộn tròn mình lại để đảm bảo an toàn tối đa.


- Dạy trẻ tránh xa khi thấy chó có dấu hiệu động đậy mõm, gầm gừ, lùi lại, dựng hết lông trên lưng hay nhìn chằm chằm vào bạn hoặc con bạn.


- Khi chó tha đồ chơi hay thức ăn của trẻ, hãy gọi cha mẹ đến giúp chứ đừng cố gắng giành lại món đồ đó.


- Trẻ học tốt nhất bằng cách bắt chước những gì bạn làm. Hãy dạy chúng đối xử với tất cả loài vật một cách nhẹ nhàng tử tế. Không bao giờ trêu chọc làm cho con vật bị đau, hay hoảng hốt.


- Nếu con bạn muốn vỗ về một chú chó, hãy dặn trẻ luôn hỏi ý kiến cha mẹ trước khi làm điều này. Nếu đó không phải là chó của bạn, hãy hỏi chủ của chúng để đảm bảo chúng an toàn cho trẻ. Chỉ con bạn cách vỗ về chó. Bạn nên làm mẫu nhiều lần để trẻ bắt chước. Tiếp cận con chó từ phía bên trên một góc. Di chuyển từ từ và bình tĩnh, cuộn tròn ngón tay của bạn thành nắm tay và để cho con chó đánh hơi phía sau mu bàn tay của bạn. Vuốt chó nhẹ nhàng trên ngực hoặc dưới cằm. Hãy nhớ phải thật nhẹ nhàng và luôn rửa tay sau khi tiếp xúc với chúng.


- Nếu thấy trẻ hoặc cún có dấu hiệu không hài lòng hay khó chịu, bảo con bạn ngừng lại để đảm bảo an toàn.


Chăm sóc chó khỏe mạnh để chúng không cảm thấy khó chịu với trẻ
Chó không khỏe hay đau đớn sẽ khó chịu và dễ bị tổn thương, khi ấy một chú chó rất hiền cũng có thể tấn công người. Để ngăn chặn điều này, hãy chăm sóc nó, đảm bảo đầy đủ thực phẩm, nước sạch, chỗ ở và chỗ ngủ thoải mái, tập thể dục thường xuyên, kiểm tra sức khỏe hàng năm, đi khám bác sĩ thú y.


Chó cái đang mang thai hoặc nuôi con có thể cảm thấy mệt mỏi, đau đớn và khó chịu. Hãy dạy trẻ hiểu điều này và giám sát chặt chẽ để đảm bảo an toàn cho con.


Huấn luyện chó vâng lời là rất quan trọng, không phân biệt giống, kích thước hay tuổi tác. Điều này dạy chúng cách cư xử tốt và hành vi thích hợp. Chẳng hạn như dạy chó tuân theo các mệnh lệnh như ngồi, thả (vật), đi và dừng lại...


Lưu ý: Khi chọn nuôi một con chó tức là bạn đang lựa chọn một thành viên trong gia đình, nên cân nhắc thật cẩn thận. Mỗi giống chó có đặc điểm, tính cách khác nhau, bạn có thể nhờ sự tư vấn của các chuyên gia thú y bởi họ rất rành trong việc đánh giá con chó có "lành" không qua các hành vi của chúng. Đối với chó đực, nên xin ý kiến bác sĩ thú y về việc hoạn (thiến) nếu cần thiết. Một điều quan trọng là đừng quên đưa chúng đi chích ngừa định kỳ.


Theo Vnexpress

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 5 bí quyết cho trẻ có đôi mắt sáng (2/12)
 12 điều về quần áo của bé cha mẹ cần phải biết (2/12)
 Cách giúp bé trên 3 tuổi bỏ thói quen ngủ vặt (29/11)
 11 mẹo hay giúp mẹ chăm con ốm dễ dàng hơn (27/11)
 Cách giữ nhiệt cho trẻ em trong mùa lạnh (27/11)
 Vì sao trẻ thành thị biếng ăn? (26/11)
 Lỗi "khổ lắm nói mãi" khi nêm muối vào cháo, bột của trẻ (26/11)
 Lưu ý để con uống sữa đậu nành hiệu quả (25/11)
 Tai hại khi "vuốt mũi cho cao" ở trẻ (25/11)
 Tăng sức đề kháng cho trẻ bằng các chiêu đơn giản (24/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i