Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Tìm chỗ, tìm chỗ


Yêu cầu cần đạt:
Trẻ hiểu ý nghĩa của các từ chỉ vị trí trong không gian và có thể sử dụng tích cực trong giao tiếp hàng ngày.

Phương tiện: Sử dụng các đồ dùng sẵn có trong lớp.

Tiến hành:
Cô viết từng từ chỉ vị trí lên bảng (trong, ngoài, đằng sau, đằng trước, phía trên, phía dưới…v.v) và thảo luận với trẻ về những từ này.

Nếu có điều kiện có thể gắn 1 số hình ảnh minh họa bên cạnh. ( Ảnh)



Tiếp theo, cô và trẻ cùng thực hiện các hoạt động chơi xác định vị trí trong phòng nhóm.

Ví dụ:
   GV:
“Mời bạn Lan đứng ra phía sau bàn của cô.”
   GV: “Nam hãy để hộp giấy xuống dưới gầm bàn.”

Khi trẻ đã quen cách chơi, cô cho trẻ chơi theo từng cặp, thay phiên nhau làm người chỉ dẫn và người và người thực hiện.

* Hoạt động kết hợp: Trẻ có thể ngồi chơi từng cặp với 1 con rối và 1 mô hình cái nhà trên bàn.

T1: “Hãy đi ra sau ngôi nhà”
T2 dịch chuyển con rối đến vị trí phía sau ngôi nhà và đáp lại: “Tôi đang ở phía sau ngôi nhà của tôi.”
T1: “Bây giờ thì có thể đi vào trong ngôi nhà.”
T2 dịch chuyển con rối vào trong ngôi nhà và nói: “Tôi đang đi vào nhà.”

Trẻ có thể chơi thành từng cặp trên sân chơi: Mỗi cặp vẽ 1 ngôi nhà bằng những đường phấn trên sân chơi.

T1: “Đi xuống phía dưới ngôi nhà.”
T2 di chuyển đến phía dưới ngôi nhà.
T1: “Hãy ngồi lên ngôi nhà của bạn” Hoặc “Hãy nhảy lò cò xung quanh ngôi nhà của bạn”
T2 thực hiện theo đúng yêu cầu.

Sau vài phút, cho trẻ đổi vai cho nhau.