Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Chăm em bệnh.


TRÒ CHƠI
CHĂM EM BỆNH
* Mục đích:
- Phát triển nội dung trò chơi:
+ Mở rộng thêm các hành động: sờ trán, nghiền thuốc (cho em uống).
+ Lôi cuốn trẻ vào trò chơi với những hành vi biểu lộ xúccảm âu yếm, lo lắng.
- Tiếp tục tập cho trẻ chơi với các tình huống giả bộ: “Trán em nóng”.
* Chuẩn bị:
- Một Búp bê hoặc 1 thú nhồi bông cỡ lớn; ly, hoặc mảnh gỗ làm thìa, 1 lọ thuốc, 1 giường búp bê.
- Trò chơi được thực hiện vào thời gian đón trẻ-thể dục sáng.
* Cách tổ chức:
Cô: “Các bé xem ai đến lớp mình vậy? A, chào em bé!”
Cô nhắc trẻ chào Búp bê, cho trẻ bắt tay Búp bê và nói: “Búp bê chào các anh, các chị. Các anh, các chị đang làm gì vậy?” (cô cùng trẻ: Tập thể dục/chơi trò chơi).
Cô: “Ui dà, sao tự nhiên em bé nóng quá, sờ trán thử coi em có sốt không?” (Cô làm bộ sờ trán Búp bê vẻ mặt lo lắng)-“Trán em nóng quá!”.
Cô: “Hoa ơi, con sờ trán em xem có nóng không?” Tạo điều kiện để trẻ khác sờ trán Búp bê và nói “Trán em nóng quá!”.
Một lát sau, quay sang trẻ, cô hỏi : “Mình có thương em không? Để cô cho em uống thuốc nhé!”-Cô lấy ly và lọ thuốc, làm bộ dốc thuốc vào ly, vừa làm bộ nghiền thuốc vừa nói với Búp bê “Em uống thuốc cho hết bệnh nhé! Thuốc lớn quá, để cô nghiền nhỏ cho Búp bê uống nhé!”-Cô cho trẻ cùng làm động tác nghiền thuốc. Sau 1 lát, cô cháu cùng cho Búp bê uống thuốc và đặt xuống nằm nghỉ. Cô cùng trẻ hát bài “Em Búp bê”. Hát chừng 2-3 lần, cô yêu cầu trẻ sờ trán em xem em còn nóng không. Nếu muốn ngưng trò chơi cô sẽ nói “Em bé hết nóng rồi” và khuyến khích trẻ nói theo “Hết nóng rồi”.
Ghi chú: Khi cùng trẻ chơi, cô nói chậm rãi thể hiện sự lo lắng và luôn tạo điều kiện để trẻ làm động tác: sờ trán, nghiền thuốc …..

(tiengiang.edu.vn)