Tự kỷ
   Bài 8: Những phương cách chữa trị
 


Không có một bài bản chữa trị nào hiệu quả cho mọi đứa trẻ với ASD. Điều quan trọng nhất là tìm hiểu, chẩn đoán và áp dụng phương cách trị liệu càng sớm càng tốt, đứa trẻ có nhiều cơ hội hơn để phát triển trí não tương đối bình thường. Ngoài ra, các đứa trẻ với ASD cần một môi trường sống có tổ chức chặt chẽ, trật tự và quen thuộc. Những cơ cấu, tổ chức trong gia đình này khiến đứa trẻ an tâm, bớt những cơn rối loạn tâm thần.

Trước khi quyết định về một phương cách trị liệu, cha mẹ cần thu góp tất cả những chi tiết về bệnh lý và tìm hiểu về các phương cách trị liệu; chọn một phương cách trị liệu thích hợp nhất cho con em mình.

Những điều cha mẹ nên biết về trị liệu (theo the Autism Society of America) và đặt câu hỏi:
- Cách trị liệu này có gây hậu quả xấu nào cho con/em tôi không?
- Nếu cách trị liệu này không thành công thì sẽ ảnh hưởng ra sao đến con/em và gia đình tôi?
- Cách trị liệu này đã được thử nghiệm và khảo sát theo tiêu chuẩn khoa học?
- Những phương pháp thử nghiệm này chi tiết ra sao?
- Phương pháp trị liệu này sẽ được phối hợp như thế nào với các chương trình huấn luyện mà con/em tôi đang theo?
- Không nên theo đuổi một chương trình huấn luyện chú trọng đến học vấn mà bỏ qua các phần huấn luyện về sinh hoạt trong đời sống hằng ngày, cách giao tiếp...

Sau đây là một danh sách các câu hỏi, theo the National Institute of Mental Health, để cha mẹ tìm hiểu khi bàn thảo cách trị liệu cho con/em:

- Chương trình huấn luyện này đã thành công với những trẻ em khác?
- Có bao nhiêu trẻ em sau khi huấn luyện có đủ sức tham dự vào các lớp học bình thường? Và những trẻ em này sức học ra sao?
- Những huấn luyện viên có phải là người chuyên môn không? Có nhiều kinh nghiệm huấn luyện trẻ em và những em ở tuổi dậy thì với ASD?
- Cách sinh hoạt được bàn thảo và xếp đặt ra sao?
- Có những sinh hoạt đều đặn hằng ngày không?
- Con/em tôi được chăm sóc riêng biệt ra sao?
- Kết quả học tập được thẩm định ra sao? Cách giao tiếp của con/em tôi có được quan sát và ghi nhận đều đặn không?
- Con/em tôi có được dạy cách thực hiện các công việc và tưởng thưởng để khuyến khích nó không?
- Môi trường huấn luyện có ngăn được những quấy rầy chung quanh không?
- Chương trình huấn luyện có thể được tiếp tục tại nhà riêng không?
- Phí tổn là bao nhiêu? Cần bao nhiêu thời giờ? Và nơi huấn luyện ở đâu?

Trong các chương trình huấn luyện và giáo dục trẻ em với ASD, cách trị liệu có tên "Applied Behavior Analysis" hay ABA được hoan nghênh và áp dụng sâu rộng nhất. Cách trị liệu này do Bác Sĩ Ivar Lovaas và những người cộng sự tại Đại Học California, Los Angeles, đề xướng. Đây là một chương trình huấn luyện đòi hỏi sự chuyên cần, một thầy/cô, một học trò, 40 giờ mỗi tuần trong nhiều tuần lễ để huấn luyện đứa trẻ rất sớm, giúp chúng vượt qua những trở ngại của ASD để phát huy tiềm năng và có thể phát triển tâm não và sống gần như bình thường. Mục đích của cách trị liệu này là khuyến khích đứa trẻ tiếp tục những cử chỉ hành động thích hợp với xã hội và trừ bỏ, tiết giảm những hành động gây khó khăn, trở ngại trong đời sống hàng ngày.

Một chương trình huấn luyện hữu hiệu sẽ dựa trên cá tính, khuynh hướng và tiềm năng của đứa trẻ; tạo một thời khóa biểu nhất định, trật tự, dạy đứa trẻ làm công việc bằng những bước giản dị, gợi sự chú ý, theo dõi và làm theo những bước nhỏ này. Khi đứa trẻ làm được một vài bước nhỏ, nó sẽ được khích lệ và tưởng thưởng đều đặn. Sự tham gia của cha mẹ sẽ khiến việc huấn luyện chóng thành công hơn. Cha mẹ cần thảo luận thường xuyên với thầy/cô hoặc người huấn luyện để nhận diện những hành vi cử chỉ cần khuyến khích ở trường cũng như ở nhà. Sự bất nhất, dù rất nhỏ, giữa trường học và gia đình sẽ gây xáo trộn và bất an cho đứa trẻ. Cha mẹ là người dạy dỗ huấn luyện đứa trẻ sớm nhất, nên chương trình huấn luyện nào có sự tham gia tích cực của cha mẹ sẽ thành công hơn. Điều này có nghĩa là cha mẹ cần được huấn luyện để dạy dỗ và giúp đỡ đứa trẻ hiệu quả hơn.
Để chia sẻ với phụ huynh các biện pháp can thiệp sớm cho trẻ có dấu hiệu hội chứng tự kỷ, chúng tôi sẽ giới thiệu ở bài sau.

Theo http://tvvn.org


 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bài 7: Những trợ giúp cho đứa trẻ có hội chứng tự kỷ - ASD (29/6)
 Mạnh hơn cả lời nói – Chuyện của người mẹ có con bị bệnh tự kỷ (17/6)
 Bài 6: Chuẩn đoán tự kỷ ở trẻ (12/6)
 bài 5: Những khó khăn khác với “Hội chứng tự kỷ - ASD” (9/6)
 Dấu hiệu của Trẻ mắc chứng tự kỷ (5/6)
 Bài 4: Những dấu hiệu có thể liên hệ đến “Hội chứng tự kỷ - ASD” Hành động lặp đi lặp lại! (26/5)
 Bài 3: Những dấu hiệu có thể liên hệ đến “Hội chứng tự kỷ” (22/5)
 Bài 2: Những dấu hiệu có thể liên hệ đến “hội chứng tự kỷ - ASD” (18/5)
 Bài 1: Hội chứng tự kỷ (13/5)
 Sử dụng những tài liệu được xuất bản thế nào để dạy những học sinh mắc chứng tự kỉ (11/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i