Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Bộ dụng cụ sơ cứu cho mọi nhà


Sharon Tay đã chỉ ra như thế nào là một bộ dụng cụ sơ cứu tốt mà bạn nên có.

Việc cất giữ những vật dụng y tế cơ bản là việc làm mà nhiều người trong số chúng ta nên làm tuy nhiên một số cũng chưa làm được. Trong khi những trường hợp khẩn cấp phải được chuyển đến bệnh viện thì một số tai nạn phụ có thể giải quyết một cách hiệu quả ở nhà.

Các vật dụng y tế kể trên phụ thuộc rất nhiều vào gia đình bạn. Nói chung, những gia đình có trẻ em nên chuẩn bị thêm băng cuộn và những dụng cụ y tế khác khi gặp phải những chấn thương như những vết trầy hay những vết cắt. Nếu bạn có thêm sách hướng dẫn sơ cứu căn bản ở nhà thì cũng là một cách hay và bạn phải học cách làm quen với nội dung của nó trước khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.

Y tá Joanna Tan, 37 tuổi đặc biệt khuyên rằng những nhà có trẻ nhỏ nên bảo quản tốt bộ đồ dùng sơ cứu vì khi có trường hợp khẩn cấp xảy ra chúng ta có thể nhanh chóng xử lý tình huống trước khi đưa trẻ đến bệnh viện gặp bác sĩ.

Elain Lim, 39 tuổi mẹ của 2 đứa trẻ kể lại sự việc khi con gái của bà bị phỏng và phải đưa tới bệnh viện gấp. Vết bỏng được điều trị một cách hiệu quả bởi lời khuyên của bệnh viện trong việc sử dụng băng dính opsite. Kể từ sau vụ việc đó, Elain đã chuẩn bị các miếng băng dính trong bộ dụng cụ sơ cứu để xử lý những vết bỏng nhỏ hay những vết thương khác và khuyến khích mọi người sử dụng nó.

Mua bộ dụng cụ sơ cứu
Bạn có thể chọn để trang bị một bộ dụng cụ sơ cứu cho những vết thương nhẹ ngay tại nhà hoặc mua bộ dụng cụ đã đóng gói sẵn và có thể thêm một số dụng cụ khác theo nhu cầu của bạn. Các bộ dụng cụ sơ cứu hiện sẵn có trên thị trường rất tiết kiệm cho bạn và có sẵn những dụng cụ thiết yếu. Sẽ không là sản phẩm thương mại đơn độc nhưng sẽ chứa đựng mọi thứ mà bạn cần trong hộp dụng cụ của bạn.
Xây dựng một bộ dụng cụ sơ cứu cho riêng bạn

Nếu bạn đang xây dựng riêng cho mình một bộ dụng cụ sơ cứu cho những vết thương nhẹ thì đầu tiên bạn nên chọn đồ đựng thích hợp, ví dụ hộp dụng cụ bằng plastic. Hộp đựng phải được nhận biết một cách dễ dàng, ví dụ như được dán chữ thập đỏ và để tránh trẻ nghịch phá. Trẻ không được phép đụng vào thuốc mà không có sự giám sát của người lớn.

BỘ DỤNG CỤ SƠ CỨU TỐT THÌ NÊN CÓ NHỮNG GÌ?
1. Băng cuộn và việc băng bó
Phân loại băng dính và băng bột với nhiều kích cỡ và hình dạng khác nhau; các miếng vô trùng (với nhiều kích cỡ, ví dụ kích thước 2*2 và 4*4 inches); Băng quấn khử trùng hoặc dải băng dán dính để bảo vệ dải băng cuộn; những miếng gạc và những viên bông khử trùng.

2. Thuốc xoa và dung dịch
Thuốc mỡ khử trùng cho những vết thương; một chai dung dịch khử trùng; gạc tẩy dùng rượu cồn; Thuốc xoa chứa chất quặng kẽm hoặc kem hydrocortisone sử dụng để điều trị vết cắn côn trùng hoặc chứng phát ban. Với những vết thương đơn giản, đầu tiên phải được rửa bằng nước máy sạch và sau đó rửa bằng dung dịch khử trùng. Đối với vết trầy và vết rách nhỏ, nên sử dụng thuốc mỡ khử trùng.

3. Các loại dụng cụ
Nhiệt kế, kẹp (nó có thể giúp loại bỏ những dị vật nhỏ bên ngoài như là mảnh vụn); kéo.

4. Các loại thuốc
Các loại thuốc giảm đau đơn giản như là paracetamol; Smecta trị tiêu chảy; dược phẩm ho và cảm lạnh.

5. Những dụng cụ khác
Những miếng gạc nóng và lạnh có thể sử dụng liền. (Gạc nóng có thể giúp giảm đau, gạc lạnh có thể giúp hạ sốt cũng như là giảm sưng tấy); Sách hướng dẫn sơ cứu khẩn cấp với đầy đủ số điện thoại của các phòng cấp cứu, ví dụ như cứu thương, công an, cứu hoả.

Dinhquang - mamnon.com
Theo Kids Health Guide