Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Khi béo phì trông không đẹp


Hãy tới các sân chơi gần nhà bạn và bạn sẽ thấy những đứa trẻ mũm mĩm đang chạy xung quanh một cách vô tư thảnh thơi. Vấn đề ở đây là bọn trẻ đang đối đầu với một vấn đề sức khoẻ lớn nhất của thế giới ngày nay.

Benazir Parween sẽ giúp tìm hiểu kĩ hơn về sự béo phì.
Có 1 điều thực tế là hơn 22 triệu trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới bị mắc chứng béo phì. Nếu điều này chưa đáng báo động thì bạn hãy nhìn vào một thực tế khác: có đến 70% trẻ em mắc chứng béo phì vẫn sẽ tiếp tục bị kéo dài tình trạng béo phì cho tới khi chúng đến tuổi trưởng thành. Gần hơn là ở nước chúng ta, có đến 6% trong số 4 triệu người chúng ta bị chứng béo phì và có đến 5 đến 6% người Singapore bị béo cơ thể hơn cả những người châu Âu da trắng ở cùng độ tuổi và cùng cỡ người.

Ở cả người trưởng thành và trẻ em, béo phì là một yếu tố rủi ro lớn đối với những căn bệnh mãn tính như là bệnh tiểu đường, bệnh cao huyết áp, các bệnh ung thư, bệnh tắc nghẽn đường hô hấp khi ngủ, viêm khớp và rối loạn tâm lý chẳng hạn như bị trầm cảm và lòng tự trọng bị hạ thấp. Trẻ em bị béo phì cũng rất khó xây dựng các mối quan hệ bạn bè và có thể bị trêu chọc về vấn đề cân nặng.

Quan trọng là làm sao để hiểu về những nguyên nhân gây ra béo phì để ngăn ngừa và quản lý nó một cách hiệu quả.

Chúng ta hãy hỏi bác sĩ Wong Chu Wai thuộc chuyên khoa Bedok Ngày và Đêm, một chuyên gia về vấn đề quản lý cân nặng, để có được sự giải thích về những vấn đề then chốt liên quan tới béo phì.

Đâu là sự khác biệt giữa bị béo phì và bị thừa cân?
Những người trưởng thành ở châu Á được định nghĩa là thừa cân với tiêu chuẩn của BMI (*) là từ 23-27, 4 kg/m2 và bị béo phì là hơn 27, 5 kg/m2. Tuy nhiên, đối với trẻ ở độ tuổi dưới 18 tuổi, BMI không phải là một dấu hiệu đặc trưng chính xác vì trong thời gian này trẻ vẫn đang phát triển và chưa đạt đến một chiều cao đầy đủ. Định nghĩa tức thời đối với trẻ béo phì là một trẻ mà có chỉ số BMI ở mức bằng hoặc lớn hơn 95 đối với nhóm trẻ cùng độ tuổi và giới tính. Trẻ có chỉ số BMI từ 85 đến 95 thì nên được kiểm tra về vấn đề béo phì.

Khi nào chứng béo phì bắt đầu?
Càng ngày nhiều cuộc nghiên cứu đã cho thấy việc ảnh hưởng của chứng béo phì có thể bắt đầu từ rất sớm ngay cả khi trẻ còn rất nhỏ nhưng hiện thời vẫn chưa có gì là nhất định. Tuy nhiên các bậc phụ huynh nên chú ý tới lời khuyên của bác sĩ về những thông số tăng trưởng khi họ đưa trẻ đi khám sức khoẻ tổng quát. Ví dụ như là trẻ em 12 tháng tuổi nên cân nặng chỉ 10 kí vì vậy mà nếu trẻ chỉ 7 tháng tuổi thôi mà đã cân nặng đến 10kg thì bạn nên chắc chắn một điều rằng con bạn không được cho ăn quá nhiều.

Tại sao trẻ trở nên béo phì?
Đó là sự kết hợp của hai yếu tố di truyền và môi trường. Trẻ có thể thừa hưởng những gen di truyền béo phì từ cha mẹ của chúng. Nhưng nếu thiếu lượng calo vượt quá, trẻ sẽ không mập lên được. Trẻ em có cha mẹ không bị chứng béo phì cũng có thể trở nên thừa cân nếu chúng ăn quá nhiều và hoạt động ít hoặc không có những hoạt động về thể chất. Cha mẹ có thể giữ cho không bị béo phì bằng việc thực hiện lối sống lành mạnh. Việc béo phì tiếp tục tiếp diễn đến khi trưởng thành phụ thuộc vào: (a) độ tuổi mà trẻ trở nên béo phì, (b) mức độ trầm trọng của béo phì và (c) sự hiện diện của béo phì xảy ra ở cha hoặc mẹ.

Cha mẹ có thể làm gì để giúp con trẻ?
Bằng cách thực hiện một lối sống gia đình năng động và lành mạnh, cha mẹ có thể làm hạ thấp nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ của con họ. Sự giúp đỡ của y học chuyên nghiệp cũng sẽ làm tăng tỷ lệ thành công nếu như con bạn bị thừa cân hay béo phì. Cha mẹ cũng nên ghi nhớ về những nhu cầu thuộc xúc cảm của đứa bé. Từ khi trẻ còn thơ thì các món ăn luôn được kết hợp với tình thương, sức khoẻ, những ngày kỷ niệm và những niềm vui. Tuy nhiên, việc tập thể dục là một công việc khó khăn của những đứa trẻ thụ động. Việc lên kế hoạch tập thể dục phải thiết thực và phải tạo được niềm vui để trẻ luôn gắn liền với nó. Bạn cũng có thể giúp trẻ bằng cách hình thành sự nỗ lực nhóm với sự liên kết giữa gia đình và bạn bè của trẻ.

Quản lý cân nặng bằng biện pháp vật lý trị liệu
Tại bệnh viện Bà Mẹ Và Trẻ Em (KKWCH), chuyên khoa quản lý cân nặng luôn sẵn sàng để giúp những đứa trẻ bị chứng béo phì (độ tuổi từ 6 đến 18) và gia đình của chúng. Bước đầu tiên là Bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia dinh dưỡng gặp đứa trẻ và người chăm sóc chúng. Sau đó ông ta sẽ chuyển đến bác sĩ điều trị vật lý của khoa phục hồi nhằm đưa ra các bài tập điều trị.

Mục đích của việc sử dụng biện pháp vật lý trị liệu trong việc giảm béo là để kiểm soát mức cân nặng tăng lên hay giảm đi, tăng cường các hoạt động thể chất và giảm các hoạt động của lối sống chỉ ngồi bất động một chỗ.

Khởi đầu của chương trình vật lý trị liệu này, một khóa gia đình và những sự việc xảy ra với trẻ sẽ được thu thập và làm theo những bài thử nghiệm thể dục ban đầu căng thẳng. Bác sĩ trị liệu sau đó sẽ đưa ra các bài tập về vật lý trị liệu và những nội dung phải thực hiện. Trẻ được khuyến khích phải tập những bài tập theo lịch trình để theo kịp với sự tiến triển của cơ thể. Gia đình là một nhân tố chính đảm bảo sự thành công của việc thực hiện chương trình này.

Việc điều trị chứng béo phì
Các chương trình điều trị béo phì tập trung vào việc giảm lượng calo (thực phẩm) hấp thụ và tăng cường việc tiêu thụ năng lượng thông qua những bài tập thể dục. Việc điều chỉnh hành vi của trẻ cũng như của gia đình sẽ gia tăng tính hiệu quả của những chương trình này. Phỏng vấn những trẻ bị béo phì cùng với gia đình chúng, phát hiện là những hoạt động thường xuyên của gia đình bao gồm thực phẩm hoặc việc ăn uống nhưng hiếm khi đề cập đến những hoạt động về thể chất. Vì vậy, thật khó có thể tưởng tượng là những đứa trẻ béo phì thường có anh chị em đều bị béo phì, cha mẹ hoặc ông bà cũng như vậy bởi vì mọi người trong gia đình đều có chế độ ăn uống giống nhau (lượng calo dư thừa và lượng chất béo cao) và cách sống như nhau (ngồi một chổ nhiều). Việc can thiệp để giảm số trẻ bị chứng béo phì cũng nên được hướng vào gia đình và người chăm sóc trẻ. Phương pháp tiếp giáp tổng thể để quản lý chứng béo phì cũng nên bao gồm giáo dục và những chương trình trao quyền cho thế hệ những người chăm sóc mới.

* Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành bằng chỉ số khối cơ thể (B.M.I = Body Mass Index = W(kg)/H2 (m))
{Chú thích: 'W Cân nặng'; 'H: Chiều cao'}

Dinhquang - mamnon.com
Theo Kids Health Guide