Sức khỏe và Phát triển
Tài liệu > Góc mẹ > Sức khỏe và Phát triển
   Phát hiện đột biến gen gây tăng nguy cơ tự kỷ trên trẻ em Việt Nam

 

Một nhóm các nhà khoa học đã xác định được các đột biến gen có liên quan đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD) trên trẻ em Việt Nam. Phát hiện này hứa hẹn một liệu pháp kết hợp với quan sát lâm sàng, tăng khả năng chẩn đoán sớm và kế hoạch hỗ trợ phát triển kịp thời trong giai đoạn vàng của phát triển trẻ em.

 


Ảnh minh họa


Nghiên cứu đăng tải trên trên tạp chí khoa học uy tín thế giới Nature, được thực hiện bằng cách phân tích gen của 250 trẻ tự kỷ tại Bệnh viện Trung ương Huế nhằm xác định các đột biến có khả năng gây bệnh hoặc liên quan đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn của bệnh.

 

Cụ thể, các nhà khoa học phân tích và phát hiện 23 đột biến gen, trong đó một số đột biến gen được cho là có liên quan chặt chẽ đến rối loạn phổ tự kỷ như SLCO1B1, ACADSB, TCF4, HCP5, MOCOS, SRD5A2, MCCC2, DCC và PRKN. Một số đột biến khác được cho là có liên quan đến các đặc điểm tự kỷ hoặc các rối loạn phát triển thần kinh khác.

 

Nghiên cứu này góp phần phát triển các giải pháp chẩn đoán, phòng ngừa và can thiệp sớm rối loạn phổ tự kỷ cũng như các rối loạn phát triển thần kinh từ giai đoạn sớm nhất của trẻ.

 

TS Bùi Thanh Duyên - Nhà đồng sáng lập Genetica - TS ngành Di truyền học và sinh học phân tử tại Đại học Cornell (New York,Mỹ), trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: Phát hiện trẻ tự kỷ ở giai đoạn đầu là cực kỳ quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn "phát triển vàng" từ 6 tháng đến 3 tuổi của trẻ. Hiện nay, phương pháp đánh giá lâm sàng như Tiêu chuẩn chẩn đoán DSM (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders) đánh giá qua khả năng ngôn ngữ đàm thoại vốn không phù hợp với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi.

 

Ảnh minh họa


Hơn nữa, một số triệu chứng tự kỷ trùng lặp với các triệu chứng gặp trong các rối loạn phát triển khác, chẳng hạn như rối loạn ngôn ngữ và chậm phát triển, khiến cho việc xác định chẩn đoán - cũng như lựa chọn các nhóm đối tượng nghiên cứu phù hợp trở nên khó khăn hơn.

 

Ngoài ra, một số đặc điểm khác biệt về văn hóa, kinh tế, xã hội của người châu Á nói chung cũng như Việt Nam nói riêng ảnh hưởng đến nhận thức đầy đủ của các bậc phụ huynh đối với rối loạn phổ tự kỷ ở con em họ.

 

"Vì thế việc chẩn đoán tự kỷ ở trẻ phải được phối hợp toàn diện cùng các phương pháp khác trong đó có xét nghiệm gen di truyền. Là những nhà nghiên cứu nhiều năm về lĩnh vực di truyền tại Việt Nam. Chúng tôi nhận thấy sự cấp thiết của một nghiên cứu tìm ra đột biến gen trên chính trẻ em Việt Nam, để góp phần hỗ trợ cho các bác sĩ lâm sàng trong việc chẩn đoán và phát hiện sớm nguy cơ tự kỷ ở trẻ cũng như khả năng tự kỷ di truyền trong gia đình Việt Nam", TS Bùi Thanh Duyên nhấn mạnh.

 

Rối loạn phổ tự kỷ là một khuyết tật phát triển có thể gây ra những thách thức đáng kể trong xã hội, giao tiếp và hành vi. Trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ có vấn đề về giao tiếp và tương tác xã hội. Trẻ cũng có những hành vi, sở thích và hoạt động lặp đi lặp lại. Nhiều nghiên cứu cho thấy nguyên nhân của tự kỷ bao gồm cả yếu tố di truyền và môi trường sống.

 

Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng cứ 100 trẻ em thì có 1 trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ, với tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở bé trai.

 

Theo Afamily.vn

Theo Phụ nữ Việt Nam

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Virus Rota có thể gây nguy hiểm như thế nào đối với trẻ nhỏ? (19/3)
 Trẻ nhập viện do viêm đường hô hấp gia tăng, chuyên gia chỉ cách phòng bệnh (11/3)
 Dậy thì sớm ở trẻ có đáng lo ngại? (11/3)
 Đề phòng tai nạn sinh hoạt ở trẻ nhỏ (6/3)
 Cách phòng bệnh cho trẻ trong mùa xuân (6/3)
 Trẻ ho, sốt có thể đi máy bay? (26/2)
 Cha mẹ hãy chú ý tới việc con cái hay liếm môi, có thể trẻ mắc căn bệnh này (19/2)
 Trẻ bị viêm tai đi máy bay có ảnh hưởng gì không? (19/2)
 Hơn 50% trẻ tự kỷ có thể bị rối loạn tăng động giảm chú ý (29/1)
 Làm cách nào để nhận biết triệu chứng viêm phổi nếu trẻ không sốt? (26/1)
 Nhiều trẻ bị suy giảm miễn dịch chưa được chẩn đoán và điều trị (22/1)
 Bạn biết gì về bệnh táo bón? (17/1)
 Trẻ thường xuyên hắng giọng có thể mắc 2 căn bệnh này, nhiều cha mẹ không biết (17/1)
 Cứ 1.000 trẻ được sinh ra thì có 1-3 trẻ bị khiếm thính (12/1)
 Trẻ mắc bệnh hiếm do đột biến gen di truyền (12/1)
 Trẻ em có nên uống thuốc chống say tàu xe? (4/1)
 Trẻ béo phì mắc bệnh hô hấp dễ trở nặng (4/1)
 Cách phòng bệnh đường hô hấp cho trẻ (28/12)
 9 dấu hiệu nhận biết bệnh tự kỷ ở trẻ em, cha mẹ nên biết sớm (28/12)
 Phòng bệnh về mắt cho trẻ (22/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i