Bệnh khác
   Phòng và trị bệnh nhiễm giun đường ruột
 

Nhiễm giun đường ruột là một bệnh phổ biến ở nước ta. Thường hay gặp nhất là giun đũa, giun kim, giun móc.

A. Các loại giun đường ruột hay gặp :

1.Giun đũa: là một loại giun tròn hình ống dài khoảng 15 – 30cm, màu hồng nhạt, sống trong ruột non của người. Tỉ lệ nhiễm giun đũa rất cao, có thể đến 80 – 90% dân số (nhất là trẻ em). Người ở miền quê bị nhiễm nhiều hơn thành thị.

Bệnh lây lan do nuốt phải trứng giun có trong rau sống không được rửa kỹ, tay bị nhiễm trứng giun rồi đưa lên miệng.  

Trứng giun sau khi vào ruột nở thành ấu trùng xuyên qua thành ruột vào máu, đến phổi, lên khí quản, sau đó bệnh nhân nuốt trở lại vào ruột và phát triển thành giun trưởng thành. Giun trưởng thành đẻ ra nhiều trứng trong ruột, trứng theo phân ra ngoài lẫn trong đất và chu kỳ nhiễm giun lại tiếp tục.

Triệu chứng: nếu nhiễm ít giun, có thể không có triệu chứng gì cả hoặc thỉnh thoảng thấy buồn ói, đau bụng, tiêu ra giun hoặc ói ra giun.

Nếu bị nhiễm nhiều giun có thể bị suy dinh dưỡng, trẻ chậm lớn, bụng ỏng, thiếu máu. Xét nghiệm phân có thể thấy trứng giun.

2. Giun kim: là loại giun nhỏ, con trưởng thành dài khoảng 1cm sống ở ruột già và ban đêm thường bò ra đẻ trứng quanh rìa hậu môn khiến trẻ em ngứa ngáy vùng hậu môn về ban đêm.

Trẻ em là đối tượng nhiễm giun kim nhiều nhất. Trẻ có thể tái nhiễm trực tiếp bằng cách dùng tay gãi hậu môn khi bị giun kim đẻ trứng gây ngứa, sau đó lại đưa tay lên miệng. Ngoài ra trứng giun còn dính vào đồ chơi, mền, chiếu, gối… sau đó lại lây cho trẻ khác qua các vật trung gian này.

Trứng giun nuốt vào bụng sẽ nở ra giun và trưởng thành từ 2 – 6 tuần sau.

Triệu chứng: Trẻ em thường ngứa hậu môn vào ban đêm. Nếu soi hậu môn lúc trẻ ngứa có thể thấy giun trưởng thành. Thử phân hoặc dán băng keo ở hậu môn có thể tìm thấy trứng giun dưới kính hiển vi.

3. Giun móc: là loại giun tròn dài khoảng 12cm, miệng có móc để bấu vào thành ruột non hút máu.

Ấu trùng giun móc có trong đất đi xuyên qua da ở những người hay đi chân đất, xâm nhập vào cơ thể hoặc xâm nhập bằng đường tiêu hoá do nuốt phải ấu trùng.

Ấu trùng vào máu đi khắp nơi trong cơ thể và ở ruột non. Giun bám vào thành ruột non hút máu, trưởng thành và đẻ trứng. Trứng giun theo phân ra ngoài nở thành ấu trùng và chu trình mới lại bắt đầu.

Triệu chứng: lúc ấu trùng mới bắt đầu xâm nhập qua da, vùng da đó sẽ thấy ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ. Nếu nhiễm nhiều giun, ấu trùng đến phổi gây viêm phổi.

Ngoài ra bệnh nhân còn thấy đau bụng, thiếu máu mãn tính (thiếu máu thiếu sắt). Bệnh nhân có thể mất tới 50ml máu/ngày nếu bị nhiễm 100 con giun móc trong ruột! 

Xét nghiệm phân có thể tìm thấy trứng giun.

B. Điều trị nhiễm giun đường ruột :

Người lớn và trẻ trên 2 tuổi: Uống Mebendazole 500mg (biệt dược Fugacar , Benda … ) liều duy nhất 1 viên. Có thể dùng lại sau 2 tuần 1 liều như trên nếu nhiễm nhiều giun.

Trẻ 6 tháng – 2 tuổi: Uống Pyrantel pamoate 125mg (biệt dược Helmintox, Panatel – 125).

- Giun đũa, giun kim: uống 1 liều duy nhất 1 viên, 2 tuần sau uống 1 viên nữa nếu chưa hết giun.

- Giun móc: uống 1 viên/ngày trong 3 ngày liên tiếp.

C. Phòng ngừa :

- Giữ gìn vệ sinh môi trường: không đi tiêu  bừa bãi ngoài đồng, vùng nông thôn nên có hố xí 2 ngăn, không nên dùng cầu tiêu trên ao, hồ, sông, rạch, không dùng phân tươi để tưới rau, bón cây.

- Giữ vệ sinh cá nhân : rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi tiêu, khi ăn rau sống nên ngâm rửa rau bằng dung dịch thuốc tím, rửa rau cho sạch dưới vòi nước đang chảy. Không đi chân đất, khi làm nông hay đi dã ngoại nên mang giầy cao ống.

Không cho trẻ chơi lê la trên nền đất, nên lau nhà thường xuyên sạch sẽ.

Định kỳ nên uống thuốc xổ lải mỗi 6 tháng một lần .

Tuổi Trẻ

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Các bệnh thường gặp ở trẻ do phòng máy lạnh gây ra (21/6)
 Bụng trẻ gái (19/6)
 Trẻ em có vòng bụng to: Nguy cơ của bệnh tiểu đường (10/6)
 Những đứa trẻ có nguy cơ bị biến đổi giới tính (9/6)
 Các bệnh nha chu ở trẻ em (6/6)
 Não úng thủy ở trẻ em: Điều trị được nếu tận dụng “thời gian vàng” (5/6)
 Hẹp bao quy đầu: Những điều bạn cần biết (5/6)
 19 cách tự nhiên phòng tránh ung thư (31/5)
 Chủ động trong phòng, chống bệnh Rubella (24/5)
 Kawasaki là bệnh gì? (23/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i