Tự kỷ
   Bài 7: Những trợ giúp cho đứa trẻ có hội chứng tự kỷ - ASD
 

Khi có đứa con bị tự kỷ - ASD, cha mẹ thường cảm thấy bất lực vì không thể giúp đỡ con cái mình phát triển toàn vẹn tiềm năng của nó. Cha mẹ cần biết rằng tại mỗi địa phương đều có những chương trình huấn luyện trợ giúp riêng cho đứa trẻ với ASD, điều cần thiết là ghi chép kỹ lưỡng các chi tiết về những chương trình huấn luyện này. Vì thế cha mẹ nên giữ một cuốn sổ tay để ghi chép những điều cần thiết. Lưu trữ cẩn thận hồ sơ bệnh lý của đứa trẻ, kết quả thử nghiệm, thư từ, từ các bác sĩ, chuyên gia... Những giấy tờ này rất cần thiết để lập hồ sơ cho đứa trẻ khi cần những chương trình huấn luyện. Cha mẹ cần tìm hiểu chi tiết về các chương trình huấn luyện này để có thể giúp đỡ con em mình một cách hữu hiệu. Càng hiểu biết nhiều, càng có thể giúp đỡ con em mình hiệu quả hơn.

Tại Hoa Kỳ, theo đạo luật the Individual with Disabilities Education Act (IDEA), áp dụng cho mỗi đứa trẻ với ASD, mỗi tiểu bang đều có các chương trình huấn luyện đặc biệt từ chuyên viên dạy nói (speech therapist), chuyên viên dạy cách sinh hoạt hằng ngày (occupational therapist) như tự đánh răng, rửa mặt, thay quần áo ..., chuyên viên Tâm lý (psychologist), chuyên viên Xã hội (social worker), đến y tá & điều dưỡng tại trường học...
Khi đứa trẻ đến trường, trường học sẽ cần soạn thảo một danh sách chi tiết về mục đích của việc dạy dỗ, huấn luyện: đứa trẻ sẽ học được những gì, trong thời gian bao nhiêu lâu. Danh sách này có tên là Individualized Education Program (IEP), khi bản IEP được bàn luận, cha mẹ đứa trẻ cần tham dự những buổi thảo luận ấy để góp ý với trường học. Cha mẹ là những người biết con em mình rõ nhất và biết con em mình cần những gì. Sau khi bản IEP hoàn tất, cha mẹ cần theo dõi sự tiến triển của con em mình, tham dự những buổi thảo luận với các chuyên viên tại trường học, và nếu cần đặt câu hỏi cũng như thay đổi chương trình huấn luyện cho thích hợp hơn.
Nếu đứa trẻ dưới 3 tuổi và cần một chương trình huấn luyện đặc biệt, mỗi tiểu bang đều có một chương trình huấn luyện đặc biệt trong một cơ quan khác nhau, giáo dục, y tế, hoặc xã hội. Những chương trình này diễn tiến tại nhà, hoặc nơi giữ trẻ..., những nơi quen thuộc với đứa trẻ. Thân nhân cũng như anh chị em của đứa trẻ cũng được chỉ dẫn để có thể giúp đỡ đứa trẻ hữu hiệu hơn, cần nhớ là hội chứng ASD không chỉ ảnh hưởng đến đứa trẻ mà ảnh hưởng đến cả thân nhân, những người gần gũi, thân thuộc và yêu thương đứa trẻ.

theo http://tvvn.org


 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Mạnh hơn cả lời nói – Chuyện của người mẹ có con bị bệnh tự kỷ (17/6)
 Bài 6: Chuẩn đoán tự kỷ ở trẻ (12/6)
 bài 5: Những khó khăn khác với “Hội chứng tự kỷ - ASD” (9/6)
 Dấu hiệu của Trẻ mắc chứng tự kỷ (5/6)
 Bài 4: Những dấu hiệu có thể liên hệ đến “Hội chứng tự kỷ - ASD” Hành động lặp đi lặp lại! (26/5)
 Bài 3: Những dấu hiệu có thể liên hệ đến “Hội chứng tự kỷ” (22/5)
 Bài 2: Những dấu hiệu có thể liên hệ đến “hội chứng tự kỷ - ASD” (18/5)
 Bài 1: Hội chứng tự kỷ (13/5)
 Sử dụng những tài liệu được xuất bản thế nào để dạy những học sinh mắc chứng tự kỉ (11/5)
 Làm thế nào dạy những học sinh mắc chứng tự kỉ cách giơ tay lên (11/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i