Mang thai và sinh đẻ
   ​3 loại vaccine chống chỉ định với phụ nữ mang thai
 

Vaccine phòng sởi - quai bị - rubella, thủy đậu và viêm não Nhật Bản là những vaccine sống giảm độc lực, chống chỉ định tiêm cho những người mang thai.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), vaccine sống giảm độc lực có nguồn gốc từ virus hoặc vi khuẩn tự nhiên nhưng chúng đã được làm suy yếu đi trong phòng thí nghiệm. So với vaccine bất hoạt, vaccine sống tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh, kéo dài hơn. Loại vaccine này mang lại hiệu quả bảo vệ lâu dài (có thể suốt đời) mà không cần bổ sung liều ở tuổi trưởng thành. Các loại vaccine sống, giảm độc lực phổ biến bao gồm: sởi - quai bị - rubella, bại liệt, đậu mùa, thủy đậu, viêm não Nhật Bản, rotavirus...

Với phụ nữ mang thai, giới khoa học còn nhiều tranh cãi về tác động của vaccine sống, giảm độc lực. Do đó, để tránh rủi ro cho thai nhi, phụ nữ nên chủ động tiêm các vaccine này trước khi mang thai tốt nhất là 3 tháng.

Sởi - quai bị - rubella (MMR)

Phụ nữ được tư vấn tránh mang thai trong vòng 3 tháng sau khi tiêm vaccine MMR. Nếu phụ nữ mang thai vô tình tiêm hoặc mang thai trong vòng 3 tháng sau khi tiêm, nên gặp bác sĩ để nhận được sự tư vấn và theo dõi sát sao. Vaccine phòng sởi - quai bị - rubella tốt nhất nên được tiêm trước khi mang thai 3 tháng để vừa giúp cơ thể có đủ thời gian sinh ra kháng thể phòng bệnh, vừa đảm bảo an toàn cho bà bầu và thai nhi.

Sởi - quai bị - rubella đều là bệnh rất dễ lây qua đường hô hấp nếu chưa có kháng thể phòng bệnh. Bệnh lây lan nhanh và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng. Phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, sinh non hoặc thai chết lưu.

Hiện nay, Việt Nam lưu hành hai loại vaccine kết hợp phòng 3 bệnh sởi - quai bị - rubella là Priorix (Bỉ) và MMR-II (Mỹ).

Những loại vaccine sống giảm động lực được khuyến cáo không tiêm cho phụ nữ mang thai. Ảnh: Freepik

Thủy đậu

Thông thường, sau khi tiêm phòng thủy đậu, phụ nữ sẽ phải tránh có thai trong 3 tháng. Trong trường hợp mới tiêm thủy đậu xong mà có thai, chị em cũng không nên quá lo lắng. Đây không phải lý do để quyết định chấm dứt thai kỳ. Sản phụ cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa và thăm khám sức khỏe định kỳ để biết được tình hình phát triển của thai nhi. Virus thủy đậu được cho là có thể lây từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai. Nếu thai mới ở giai đoạn hợp tử, hai ngày sau khi thụ thai thì khả năng sẽ không ảnh hưởng đến bé.

Việc tiêm vaccine ngừa thủy đậu trước khi mang thai sẽ giúp tạo miễn dịch thụ động cho trẻ ngay từ khi mới chào đời, nhờ đó có thể phòng tránh được căn bệnh nguy hiểm này. Phụ nữ nên có kế hoạch mang thai, tốt nhất là ba tháng sau tiêm chủng vaccine thủy đậu và tránh tiếp xúc với những người có nguy cơ lây bệnh trong thời gian chưa hoàn tất lịch tiêm chủng.

Nếu thai phụ mắc thủy đậu ở 3 tháng đầu, virus thủy đậu có thể gây sảy thai, dị tật bẩm sinh như: bại não, đầu nhỏ, co gồng tay chân... Trong khoảng thai 13 - 20 tuần có thể gây sảy thai, dị tật thai nhi như: thiểu sản tiểu não, chứng đầu nhỏ, bất thường nhãn cầu, dị dạng ở sọ, đa dị tật ở tim, thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 2%.

Khoảng 20% mẹ bầu bị thủy đậu phát triển trạng thái viêm phổi, trong đó, 40% trường hợp sẽ tử vong. Trẻ dễ mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh với tỷ lệ tử vong lên đến 30% nếu mẹ bị nhiễm ở giai đoạn cuối thai kỳ, đặc biệt nếu mẹ nổi ban thủy đậu trước 5 ngày và đến 2 ngày sau sinh.

Với vaccine thủy đậu, hiện có 3 loại gồm: Varilrix (Bỉ), Varivax (Mỹ) và Varicella (Hàn Quốc) với lịch tiêm gồm 2 mũi cách nhau một tháng. Phụ nữ nên hoàn tất lịch tiêm trước khi có thai tốt nhất 3 tháng để đạt miễn dịch tốt nhất cho mẹ và bé trong những tháng đầu đời khi chưa đủ tuổi tiêm vaccine.

Viêm não Nhật Bản

Việt Nam đang lưu hành nhiều loại vaccine phòng ngừa viêm não Nhật Bản. Trong đó, có hai loại vaccine bất hoạt là JEEV (Ấn Độ) và Jevax (Việt Nam) và một loại vaccine sống giảm độc lực, tái tổ hợp thế hệ mới là Imojev (Sanofi Pasteur). Tùy theo từng loại vaccine mà phụ nữ trước khi mang thai có lịch tiêm khác nhau.

Tiêm vaccine là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất để ngăn ngừa 90% nguy cơ mắc viêm não Nhật Bản. Bộ Y tế đã đưa vaccine viêm não Nhật Bản vào Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia cho trẻ em. Tuy nhiên từ năm 2018, Việt Nam đã có vaccine viêm não Nhật Bản thế hệ mới Imojev (Thái Lan) với ưu điểm vượt trội, người trên 18 tuổi chỉ cần tiêm một mũi duy nhất. Theo ghi nhận, các ca mắc viêm não chủ yếu do không tiêm chủng hoặc tiêm không đủ liều nhắc lại.

Ngoài ra, trong quá trình mang thai phụ nữ cũng cần tiêm thêm một số loại vaccine quan trọng như cúm, uốn ván, ho gà - bạch hầu - uốn ván. Chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ để kịp thời tiêm chủng bảo vệ sức khoẻ cho cả mẹ lẫn con.

Theo Vnexpress.net

Như Ý (Theo VNVC, CDC)

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 5 thay đổi ở ngực khi mang thai (11/4)
 8 dấu hiệu bất thường khi mang thai (11/4)
 Trứng gà giúp tăng khả năng thụ thai (5/4)
 Kinh nguyệt bất thường gây nguy cơ vô sinh (5/4)
 Ăn gì để tăng cơ hội có thai? (5/4)
 Bà bầu mắc thủy đậu có phải bỏ thai không? (25/3)
 Tầm quan trọng của việc siêu âm tim thai ở mẹ bầu (24/3)
 Bà bầu mắc thủy đậu có phải bỏ thai không? (24/3)
 Khô âm đạo gây khó thụ thai (20/3)
 Dấu hiệu sảy thai giả (20/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i